Quy chế làm việc của Ban thi đua khen thưởng Trung Ương

 7117 lượt xem
 

BAN THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

TRUNG ƯƠNG

 

Số: 01/QĐ-TB

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

 

Hà nội, ngày 4 tháng 01 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA TRƯỞNG BAN BAN THI ĐUA – KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG

Về việc ban hành Quy chế làm việc

của Ban Thi đua- Khen thưởng trung ương

 

TRƯỞNG BAN BAN THI ĐUA – KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG

 

Căn cứ pháp lệnh cán bộ, công chức;

Căn cứ nghị định số30/2003/NĐ-CP, ngày 01/4/2203 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vu, Quyền hạn cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương;

Để tăng cường công tác quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ban Thi đua- Khen thưởng Trung;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức;

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy chế làm việc của Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký; Vụ trưởng, Trưởng các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương có trách nhiệm thực hiện các quy định của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định

Điều 3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phối hợp với Trưởng các đơn vị, tổng hợp, báo cáo và kiến nghị Trưởng Ban xem xét, quyết định.

 

Nơi nhận:

- Trưởng ban và các Phó TBan

- Các Vụ và đơn vị thuộc Ban

- Lưu VT; TCCB; Vụ I

 

TRƯỞNG BAN

BAN THI ĐUA – KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG

Đã ký

Trịnh Trọng Quyền

  

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA

BAN THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG

(Kèm theo Quyết định số 01/QĐ- ngày 04/01/2005 của

Trưởng ban, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương)

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Yêu cầu chung đối với cán bộ, công chức, viên chức

a.       Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp lệnh cán bộ công chức và những quy định khác của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các lãnh đạo đơn vị về việc thi hành công vụ của mình.

b.      Chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, Quy chế cơ quan; nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tiễn trong lĩnh vực mình đảm nhiệm; thực hiện nghiêm chỉnh các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ban để xử lý công việc được giao, đảm bảo chính xác, hiệu quả, trung thực, kịp thời.

c.      Chủ động trong công tác, đảm bảo sự phối hợp giữa các đơn vị, thành viên trong cơ quan để xử lý các vấn đề có liên quan; cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết đảm bảo xử lý tốt từng công việc cụ thể.

d.      Tận tụy, sáng tạo, trung thực đối với công việc được giao; đảm bảo kỷ luật lao động, gương mẫu về đạo đức, tác phong, lối sống; tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

e.      Giữ gìn đoàn kết nội bộ, thực hiện phê bình và tự phê bình có tổ chức, nghiêm cấm các hành vi gây mất đoàn kết, cục bộ, bè phái trong cơ quan.

Điều 2: Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

a.       Soạn thảo văn bản và ban hành văn bản có nội dung trái với tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Ban.

b.      Tự xử lý công việc ngoài chức năng nhiệm vụ được giao khi chưa có ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban, Phó Trưởng ban phụ trách

c.      Trình lãnh đạo Ban hồ sơ xử lý công việc khi chưa có đầy đủ các văn bản có liên quan và thủ tục theo quy định.

d.      Có thái độ không đúng mức, hành vi cửa quyền, quan liêu, hách dịch, sách nhiễu đối với cấp dưới và nhân dân trong khi giải quyết công việc; lợi dụng vị trí công tác để trục lợi hoặc có hành vi, thái độ khác ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan.

e.      Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ hoặc tự ý bỏ việc.

 

CHƯƠNG II

TRÁCH NHIỆM VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA LÃNH ĐẠO BAN

 

Điều 3. Trách nhiệm và chế độ làm việc của Trưởng ban.

Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về mọi hoạt động của Ban theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định trong Nghị định số 158/2004/NĐ-CP ngàu 25 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về việc thành lập Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Trưởng ban phụ trách chung và trực tiếp phụ trách một số kĩnh vực công tác; phân công hoặc ủy nhiệm cho Phó Trưởng ban phụ trách giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng ban khi Trưởng ban vắng mặt tại cơ quan.

Điều 4. Trách nhiệm và chế độ làm việc của Phó Trưởng ban.

Phó Trưởng ban là người giúp việc Trưởng ban và được Trưởng ban phân công trực tiếp phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương; Phó Trưởng ban được giải quyết một số việc khi được Trưởng Ban ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và cấp trên về công việc đó.

Phó Trưởng ban có trách nhiệm:

a.       Chỉ đạo công tác thuộc lĩnh vực được Trưởng ban phân công; thường xuyên nắm vững những công việc và tiến độ giải quyết công việc, kịp thời phát hiện và đề xuất với Trưởng ban những vấn đề cần quan tâm chỉ đạo

b.      Trực tiếp ký các văn bản và gửi các cơ quan liên quan, tờ trình Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được giao phụ trách. Với những công việc cần phải giải quyết đột xuất nhưng Phó Trưởng ban phụ trách lĩnh vực được phân công đi vắng, thì đơn vị chủ trì báo cáo Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban khác được ủy quyền xem xét, quyết định.

c.      Trong quá trình giải quyết các công việc, nếu công việc vượt qúa thẩm quyền phải xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban.

d.      Tổ chức tốt việc theo dõi, đôn đốc các đơn vị được phân công phụ trách thực hiện đúng các quy định hiện hành về thi đua, khen thưởng và các công việc có liên quan.

e.      Tổ chức phối hợp công tác giữa các đơn vị thuộc Ban để xử lý các công việc chính xác, không trùng lặp, kịp thời, đúng quy định.

f.       Định kỳ báo cáo Trưởng ban kết quả thực hiện nhiệm vụ; dự các buổi giao ban hàng tuần, hàng tháng theo quy định.

 

CHƯƠNG III

TRÁCH NHIỆM VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

CỦA LÃNH ĐẠO CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BAN

 

Điều 5. Trách nhiệm và chế độ làm việc của lãnh đạo các đơn vị thuộc Ban

1.      Trách nhiệm và chế độ làm việc của Thủ trưởng đơn vị:

Trưởng đơn vị thuộc Ban là người đứng đầu đơn vị, có trách nhiệm giúp lãnh đạo Ban về mọi mặt công tác của đơn vị thuộc Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương và các công việc khác do Trưởng Ban giao.

Trưởng đơn vị ủy nhiệm cho cấp phó phụ trách một số lĩnh vực, công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Ban về việc ủy nhiệm đó.

Khi vắng mặt tại cơ quan, Trưởng đơn vị giao cho một phó Trưởng đơn vị phụ trách giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình. Trưởng đơn vị có trách nhiệm:

a.       Phân công nhiệm vụ cho cấp phó và các chuyên viên thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác của đơn vị, đảm bảo cho công việc được tiến hành đúng quy định.

b.      Xây dựng kế hoạch công tác của đơn vị; tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác trên; báo cáo định kỳ và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ với lãnh đạo Ban.

c.      Tiếp nhận Công văn và tờ trình của các đơn vị do Văn thư chuyển đến, phân công giải quyết công việc cho các cán bộ, chuyên viên. Thực hiện tốt mối quan hệ công tác giữa các chuyên viên trong đơn vị; phân công chuyên viên tham gia các Hội nghị, hội thảo có liên quan đến trách nhiệm của đơn vị.

d.      Xây dựng kế hoạch tổ chức và biên chế của đơn vị; kiểm tra về chuyên môn năng lực, phẩm chất đối với các đối tượng xin tuyển dụng vào đơn vị mình theo Quy chế tuyển dụng cán bộ, công chức; quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, chuyên viên trong đơn vị, thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của cơ quan; tổ chức và chủ trì các cuộc họp của đơn vị, sơ kết, tổng kết, kiểm điểm công tác, và trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho chuyên viên; không ngừng giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất cán bộ, chuyên viên, nhân viên trong đơn vị.

e.      Dự các buổi giao ban trong lãnh đạo cơ quan (nếu vắng mặt phải cử cấp phó dự họp thay) để báo cáo và tiếp nhận công việc được phân công; triển khai công việc đến từng cán bộ, nhân viên.

f.       Rà soát lại toàn bộ thủ tục, hồ sơ, nội dung dự thảo văn bản của chuyên viên trước khi trình lãnh đạo phê duyệt và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Ban về các nội dung trên.

g.      Phối hợp với các đơn vị trong Ban giải quyết tốt những vấn đề liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan phải giải quyết.

2.      Trách nhiệm và chế độ làm việc của Phó Trưởng đơn vị.

Phó Trưởng đơn vị là người giúp việc Trưởng đơn vị, được Trưởng đơn vị phân công và ủy nhiệm đảm nhận trực tiếp một số lĩnh vực công tác.

Phó Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Trưởng đơn vị, Phó Trưởng ban phụ trách và Trưởng ban về lĩnh vực công việc được giao.

 

CHƯƠNG IV

TRÁCH NHIỆM, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CHUYÊN VIÊN

 

Điều 6. Trách nhiệm và chế độ làm việc của chuyên viên.

a.       Chuyên viên là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Ban về toàn bộ nội dung công việc được giao.

b.      Chuyên viên phải nắm vững nghiệp vụ, chuyên môn và chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực mình được phân công; có trách nhiệm đề xuất những vấn đề liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng và các vấn dề có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan; thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị được phân công về tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và kiểm tra thẩm định hồ sơ, thủ tục khen thưởng, tối đa không quá 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, phải hoàn tất các thủ tục làm tờ trình báo cáo Trưởng đơn vị xem xét, lãnh đạo Ban phê duyệt, đảm bảo đúng quy trình xét khen thưởng, điều kiện và tiêu chuẩn khen thưởng. Các văn bản khác hoặc hồ sơ khen thưởng, tùy tính chất công việc, khi xử lý có vấn đề gì vướng mắc phải có trách nhiệm báo cáo ngay đối với trưởng đơn vị và phải chịu trách nhiệm về việc xử lý chậm trễ công việc đó. Định kỳ, chuyên viên tổng hợp tình hình báo cáo lãnh đạo đơn vị những nội dung công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị và lĩnh vực phân công phụ trách.

c.      Chuyên viên có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý văn bản, soạn thảo văn bản theo đúng quy định, thời gian và chịu trách nhiệm về hình thức, nội dung văn bản mình soạn thảo. Lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, tài liệu và thực hiện chế độ bảo quản tài liệu theo quy định.

Điều 7. Mối quan hệ công tác của chuyên viên với các Bộ, ngành, địa phương.

Chuyên viên có trách nhiệm phối hợp công tác với Bộ, ngành, địa phương được phân công theo dõi và đề xuất các biện pháp giúp Bộ, ngành, địa phương đó thực hiện tốt công tác đề ra. Trong quá trình phối hợp công tác chuyên viên được:

a.       Tham dự họp sơ kết, tổng kết của Ban và của các đơn vị có liên quan hoặc được mời bàn các vấn đề có liên quan đến công việc của mình ở các Bộ, ban, ngành, địa phương được phân công theo dõi

b.      Đề nghị Bộ, ban, ngành, địa phương cung cấp các tài liệu, bổ sung văn bản liên quan đến công việc được giao.

c.      Góp ý kiến để Bộ, ban, ngành, địa phương triển khai công việc theo đúng quy định về công tác thi đua, khen thưởng. Trường hợp Bộ, ban, ngành, địa phương chưa thống nhất thì xin ý kiến của Trưởng đơn vị.

Điều 8. Mối quan hệ công tác của chuyen viien với lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo Ban.

a.       Chuyên viên phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực công tác được phân công, chịu sự chỉ đạo chung của Trưởng đơn vị; được trực tiếp làm việc với Trưởng ban, Phó Trưởng ban trong trường hợp cần thiết hoặc khi được yêu cầu.

b.      Chuyên viên được làm việc trực tiếp với lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ, ban, ngành, địa phương được phân công theo dõi phụ trách theo chương trình kế hoạch được phê duyệt, sau đó phải báo cáo kêt quả với Trưởng đơn vị phụ trách.

c.      Trong quá trình giải quyết công việc chuyên viên được quyền bảo lưu ý kiến của mình, song phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện quyết định và sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Ban.

 

CHƯƠNG V

PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA CÁC CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ THUỘC BAN

 

Điều 9. Phối hợp công tác là nguyên tắc bắt buộc trong xử lý công việc của Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa các đơn vị, cán bộ, chuyên viên trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban đạt hiệu quả cao. Quan hệ phối hợp công tác bao gồm: quan hệ phối hợp công tác giữa các đồng chí lãnh đạo Ban, giữa các đồng chí lãnh đạo đơn vị, giữa các chuyên viên với chuyên viên, giữa lãnh đạo với chuyên viên.

Đơn vị chủ trì là đầu mối chịu trách nhiệm chính về toàn bộ quá trình xử lý công việc, có trách nhiệm cung cấp hồ sơ hoặc các thông tin cần thiết liên quan đến công việc cần sự phối hợp. Đơn vị phối hợp có trách nhiệm tham gia ý kiến đóng góp về những nội dung có liên quan đến lĩnh vực đơn vị mình được phân công phụ trách.

Điều 10. Phạm vi phối hợp

Sự phối hợp công tác thể hiện trên mọi lĩnh vực công tác của Ban thi đua- Khen thưởng, bao gồm:

a.       Xây dựng kế hoạch chương trình công tác của Ban;

b.      Tình hình thực hiện quy chế làm việc của Ban;

c.      Chuẩn bị nội dung, phục vụ các phiên họp của Ban và của Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Trung ương, các hội nghị, hội thảo, chuyên đề…

d.      Tiếp nhận, xử lý và xây dựng các đề án nghiên cứu về chính sách, chế độ, nghiệp vụ thi đua, khen thưởng;

e.      Xử lý các đề xuất, yêu cầu Bộ, ngành, địa phương và của công dân về các nội dung có liên quan đến công việc của Ban; kiểm tra tình hình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng của các Bộ, ngành, địa phương.

 

CHƯƠNG VI

TRÁCH NHIỆM VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC TRÊN TỪNG LĨNH VỰC

 

Điều 11 Xây dựng chương trình công tác của Ban và chương trình công tác của Hội đồng Thi đua- Khen thưởng trung ương.

a.       Trưởng ban chỉ đạo chung việc xây dựng chương trình công tác của Ban và chương trình công tác của Hội đồng Thi đua- Khen thưởng trung ương; kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban; lãnh đạo Ban, chỉ đạo nội dung các chương trình công tác của Ban.

b.      Vụ I (Vụ nghiên cứu - Tổng hợp) chủ trì việc nghiên cứu chế độ, chính sách và các đề án khác có liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng; chủ trì việc dự thảo xây dựng chương trình công tác của Ban và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương; giúp việc lãnh đạo Ban và Thường trực Hội đồng , theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban và Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương.

c.      Vụ II (Vụ Thi đua, khen thưởng các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương) và Vụ III (Vụ thi đua, khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có trách nhiệm xây kế hoạch, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua, khen thưởng và chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng của các Bộ, ngành, địa phương.

d.      Vụ Tổ chức chủ trì việc xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ; công tác quy hoạch và kế hoạch tuyển dụng cán bộ, công chức, chế độ tiền lương; các công việc liên quan đến chế độ, chính sách cán bộ về thi đua, khen thưởng; các Vụ và đơn vị thuộc Ban có trách nhiệm thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thuộc Ban và các cán bộ trong Ngành.

e.      Thanh tra chủ trì việc xây dựng kế hoạch về công tác thanh tra va giải quyết khiếu nại, tố cáo; kế hoạch về đào tạo cán bộ lĩnh vực thanh tra và các kế hoạch có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra.

f.       Văn phòng Ban chủ trì các công việc có liên quan đến công tác đối nội, đối ngoại của cơ quan; xây dựng kế hoạch tài chính và quản lý tài chính, cơ sở vật chất của Ban, của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương; xây dựng các quy định có liên quan đến chế độ, chính sách, điều kiện làm việc của lãnh đạo Ban, lãnh đạo cấp  Vụ và cán bộ, chuyên viên phù hợp với các quy định hiện hành; xây dựng các đề án khác có liên quan đến nhiệm vụ của công tác văn phòng.

g.      Trung tâm Tin học và Lưu trữ chủ trì việc xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn có liên quan đến công tác tin học và lưu trữ; chủ trì việc đào tạo cán bộ về nghiệp vụ tin học và lưu trữ.

h.      Tạp chí Thi đua – Khen thưởng chủ trì việc xây dựng kê hoạch có liên quan đến nội dung, kế hoạch phát hành; xây dựng chương trình tuyên truyền chủ trương; chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng, nhân rộng diển hình tiên tiến; các chương trình phối hợp với các cơ quan thông tin khác trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

i.        Trong qúa trình xây dựng chương trình công tác, nếu có ý kiến khác nhau giữa các Vụ và đơn vị thuộc Ban; Vụ I có trách nhiệm tổng hợp, báo báo Trưởng Ban xem xét, quyết định.

Điều 12. Chuẩn bị nội dung, phục vụ các phiên họp của Ban và của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương.

a.       Trưởng ban chịu trách nhiệm chỉ đạo nội chung việc phân công các đơn vị liên quan tham gia chuẩn bị nội dung và những điều kiện khác để tổ chức các cuộc họp của Ban và của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương.

b.      Phó Trưởng ban tham dự các cuộc họp thường kỳ của Ban và các cuộc họp có nội dung liên quan đến nhiệm vụ công tác được giao phụ trách.

c.      Vụ I chủ trì giúp Trưởng Ban chuẩm bị nội dung các cuộc họp chung của Ban và của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương; các đơn vị liên quan có trách nhiệm cung cấp tư liệu, tài liệu để chuẩn bị nội dung, các cuộc họp của Ban theo lĩnh vực được phân công phụ trách.

d.      Văn phòng có nhiệm vụ triển khai giấy mời, đánh máy, in sao gửi và quản lý tài liệu phục vụ phiên họp, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu các phiên họp.

e.      Trưởng các đơn vị có liên quan tham dự các phiên họp của Ban, trường hợp vắng mặt phải ủy nhiệm cho Phó trưởng các đơn vị tham dự thay.

f.       Giám đốc Trung tâm Tin học và Lưu trữ, Tổng Biên tập Tập chí Thi đua –Khen thưởng tham dự các cuộc họp của Ban và một số cuộc họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương khi cần thiết, đảm bảo đưa tin kịp thời, chính xác.

g.      Thành phần tham dự các phiên họp của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương do Trưởng ban quyết định.

Điều 13 – Ban hành văn bản.

a.       Những vấn đề Trưởng ban cho ý kiến chỉ đạo, triển khai công việc phải được thể hiện bằng văn bản đúng quy định. Đơn vị, chuyên viên được phân công theo dõi, tổng hợp có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan biên tập, dự thảo chỉnh lý văn bản chính xác về nội dung, đảm bảo thời gian quy định.

b.      Việc dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Vụ chuyên ngành phối hợp với Vụ I soạn thảo và làm các thủ tục theo đúng quy trình và trình lãnh đạo Ban ký.

c.      Các văn bản phát hành của đơn vị đều phải tập trung vào một đầu mối Văn phòng để làm thủ tục trước khi phát hành. Văn bản sau khi được người có thẩm quyền ký ban hành, Văn phòng có trách nhiệm vào sổ, sao và phát hành trong ngày hoặc chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Các văn bản phải chuyển hỏa tốc hoặc chuyển phát nhanh theo yêu cầu của lãnh đạo Ban, Văn phòng có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan để phát hành kịp được yêu cầu về thời gian. Văn bản đã được ban hành phải được cập nhật vào mạng tin học của cơ quan.

Điều 14. Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện văn bản

a.       Đối với các tờ trình Chính phủ: Lãnh đạo đơn vị và chuyên viên phải theo dõi tiến độ công việc, nếu có những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính gây chậm trễ, cần đề xuất ngay biện pháp xử lý, những việc không thể giải quyết vì vượt qúa quyền hạn phải báo cáo lãnh đạo Ban giải quyết kịp thời.

b.      Đối với các văn bản của cấp trên: Lãnh đạo Ban giao cho đơn vị nào trực tiếp xử lý thì lãnh đạo đơn vị đó phải có trách nhiệm giải quyết kịp thời và báo cáo lãnh đạo Ban phê chuẩn.

c.      Đối với các văn bản của Bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo Ban xem xét nội dung liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị nào, thì đơn vị đó có trách nhiệm thực hiện. Vụ I có trách nhiêm thực hiện và kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, đia phương thực hiện. Vụ I có trách nhiệm tổng hợp và soạn thảo các văn bản chung theo yêu cầu cầu của Trưởng ban.

d.      Các văn bản do đơn vị nào soạn thảo thì lãnh đạo đơn vị đó chiu trách nhiệm trước Trưởng ban về nội dung và có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Trong quá trình theo dõi, kiểm tra việc thực hiện, các đơn vị có liên quan phải thường xuyên phối hợp, trao đổi và kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời, chính xác, tránh chồng chéo, trùng lắp.

Điều 15 – Công tác thông tin, báo cáo.

a.       Vụ I là đầu mối chủ trì việc phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng báo các tổng hợp, báo cao nhanh, hàng quý và định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của Ban và thực hiện Quy chế làm việc của Ban.

b.      Các đơn vị có liên quan xây dựng báo cáo tổng hợp hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của đơn vị mình và cung cấp các thông tin cần thiết gửi Vụ I đúng thời hạn quy định để xây dựng báo cáo chung.

c.      Tùy theo tình hình thực tế và xét tính chất của công việc cần thiết, Trưởng ban có thể thành lập tổ hoặc nhóm riêng để biên tập văn bản, báo cáo.

Điều 16- Công tác thông tin báo chí.

a.       Trung tâm Tin học và lưu trữ đảm bảo việc cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ công tác của Ban trên mạng nội bộ, đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

b.      Tạp chí Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm truyền tải các thông tin có liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Ban và nội dung trao đổi, hội thảo khoa học về chuyên môn, nghiệp vụ thi đua, khen thưởng.

c.      Những vấn đề báo chí nêu, lãnh đạo ban chỉ đạo đơn vị nào liên quan xem xét, giải quyết thì đơn vị đó có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất báo cáo lãnh đạo Ban để xin ý kiến chỉ đạo.

d.      Đối với các cuộc họp báo do Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương hoặc Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương chủ trì, Vụ I có trách nhiệm phối hợp các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, chương trình; Văn phòng Ban triển khai in tài liệu, phát hành giấy mời và chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu họp báo. Đối với các cuộc họp do Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương chủ trì có liên quan đến nội dung của đơn vị nào, đơn vị đó có trách nhiệm phối hợp thực hiện. Trung tâm Tin học và Lưu trữ, Tạp chí Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan bao chí tổ chức tốt việc thông tin, tuyên truyền.

e.      Định kỳ hàng năm, các hồ sơ, văn bản sau khi giải quyết xong được lưu trữ tại Trung tâm Tin học và Lưu trữ của cơ quan theo quy định. Khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, cán bộ, chuyên viên phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho người mới thay, có xác nhận của Trưởng đơn vị .

f.       Hồ sơ, tài liệu mật phải được quản lý chặt chẽ theo chế độ mật của Nhà nước. Văn phòng có nhiệm vụ đăng ký, theo dõi, thực hiện việc kiểm tra theo quy định.

Điều 18- Thẩm quyền ký văn bản.

A. Ký tắt:

Trưởng các đơn vị được giao chủ trì việc soạn thảo văn bản, kiểm tra nội dung, hình thức văn bản và ký tắt văn bản trước khi báo cáo lãnh đạo Ban ký gửi cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan có liên quan.

B. Thẩm quyền ký ban hành

a. Trưởng ban ký các văn bản báo cáo, tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản giải quyết công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban; ký các văn bản nội bộ do Trưởng ban trực tiếp phụ trách.

b. Phó Trưởng ban ký các văn bản, báo cáo, tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được Trưởng ban giao hoặc ủy quyền.

c. Trường hợp cần thiết được Trưởng ban ủy quyền, Vụ trưởng các Vụ ký thừa lệnh Trưởng ban và các văn bản thừa lệnh Trưởng ban để trả lời các đơn thư khiếu nại tố cáo và những vấn đề liên quan theo pháp lật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo.

d. Đối với các văn bản có liên quan đến công tác Văn phòng do Chánh Văn phòng ký và đóng dấu Văn phòng hoặc Phó Chánh văn phòng ký thay Chánh Văn phòng về lĩnh vực được giao phụ trách. Trường hợp được Trưởng ban ủy quyền, Chánh Văn phòng ký thừa lệnh Trưởng Ban và đóng dấu Ban.

e. Các văn bản liên quan đến đơn vị sự nghiệp thuộc Ban (Tạp chí Thi đua - Khen thưởng, Trung Tâm Tin học và Lưu trữ) do Trưởng đơn vị ký và đóng dấu của đơn vị; Phó trưởng các đơn vị ký các văn bản thuộc lĩnh vực được Trưởng đơn vị giao phụ trách hoặc ủy quyền.

f. Văn phòng đại diện Ban Thi đua- khen thưởng Trung ương tại thành phố Hồ Chí Minh ký các văn bản liên quan đến lĩnh vực phạm vi, trách nhiệm công tác của đơn vị theo quy định của Ban và đóng dấu văn phòng đại diện; các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban do Trưởng ban, Phó Trưởng ban ký thì Trưởng Văn phòng đại diện ký  tắt trước khi trình lãnh đạo.

 

CHƯƠNG VII

CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ, CHUYÊN VIÊN

 

Điều 19- Lập kế hoạch công tác

a.       Cán bộ, chuyên viên được tạo điều kiện đi công tác tại Bộ, ban ngành, địa phương và đi công tác nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ được giao.

b.      Trưởng các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao lập chương trình công tác của Bộ, chuyên viên của đơn vị mình; chương trình công tác gồm: nội dung làm việc, thành phần, thời gian làm việc, địa điểm và phương tiện đi lại..

Điều 20 – Thẩm quyền quyết định đi công tác.

a.       Trưởng ban quyết định đi công tác của Phó Trưởng ban và Trưởng các đơn vị trực thuộc.

b.      Trưởng các đơn vị trực thuộc, quyết định việc phân công đi công tác của phó trưởng đơn vị và của cán bộ, chuyên viên thuộc đơn vị mình quản lý và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về việc phân công của mình. Trường hợp đặc biệt đi công tác dài ngày (từ 10 ngày trở lên) Trưởng đơn vị báo cáo lãnh đạo Ban trước khi quyết định cán bộ, chuyên viên đi công tác.

c.      Đối với việc của cán bộ đi công tác nước ngoài do Trưởng ban xem xét, quyết định.

Điều 21. Trách nhiệm của các đơn vị.

a.       Vụ Tổ chức chủ trì, phối hợp với Trưởng các đơn vị căn cứ nhiệm vụ và tính chất công việc để đề xuất trình Trưởng ban quyết định cử cán bộ, chuyên viên đi công tác nước ngoài.

b.      Văn phòng có trách nhiệm cấp giấp đi đường, giấy giới thiệu đi công tác; đảm bảo phương tiện, vật chất và kinh phí theo quy định hiện hành.

c.      Trưởng các đơn vị đi công tác được bố trí xe cơ quan, Phó Trưởng đơn vị, chuyên viên đi công tác được cơ quan tạo điều kiện bố trí xe trong điều kiện cho phép. Việc cử cán bộ đi công tác thực hiện theo Điều 20 của Quy chế này.

d.      Văn phong có trách nhiệm củng cố, quản lý đội xe đảm bảo việc phục vụ lãnh đạo Ban và cán bộ, chuyên viên thực hiện tốt nhiệm vụ.

e.      Việc đi công tác bằng máy bay thực hiện theo quy đinh hiện hành.

 

TM. BAN THI ĐUA – KHEN THƯỞNG TW

TRƯỞNG BAN

                               Trịnh Trọng Quyền

 

 
Ý kiến của bạn