Trong 2 năm qua, công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM tại tỉnh Hải Dương đã được các cấp, các ngành, địa phương chỉ đạo và thực hiện.

Nhiều xã đã thực hiện đúng các bước lập, thẩm định, trình duyệt quy hoạch theo đúng quy định, đồng thời tiến hành công bố quy hoạch được duyệt, cắm mốc xây dựng và lập dự án đầu tư.
Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn nhiều địa phương triển khai công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM rất chậm, lúng túng, đặc biệt là việc quản lý thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt. Việc lập và phê duyệt các đề án, dự án không dựa trên kế hoạch huy động nguồn vốn, thời gian nên thiếu điều kiện khả thi. Các địa phương chưa nhận thức được một cách sâu sắc rằng, muốn xây dựng được thành công NTM thì vấn đề cốt lõi là phát triển kinh tế nông thôn, tạo nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng và tái đầu tư phát triển sản xuất, không thể trông chờ vào nguồn vốn cấp trên.
Việc lập quy hoạch để định hướng đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất và quản lý đầu tư xây dựng trong quá trình thực hiện theo quy hoạch. Như vậy đòi hỏi chất lượng công tác quy hoạch phải bảo đảm các yêu cầu phát triển của từng địa phương, phải tạo ra nguồn lực và thực hiện được. Tuy nhiên một số lãnh đạo địa phương và các cơ quan tư vấn lập quy hoạch chưa đủ tầm, chưa đủ kiến thức và chưa sâu sát trong quá trình khảo sát, nghiên cứu và đề xuất nội dung của đồ án quy hoạch. Việc lập các dự án, đề án phải có lộ trình, bước đi thích hợp, nguồn lực để thực hiện nhưng nhiều địa phương chỉ lập để xin vốn cấp trên, chỉ lập cho có dự án hoặc rất ít quan tâm đến các dự án đầu tư phát triển sản xuất để tạo ra nguồn lực và nâng cao mức sống của nhân dân.
Từ những vấn đề trên đã tạo ra sự trông chờ, thụ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng NTM, dẫn đến việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thực hiện không đến nơi đến chốn, còn nhiều bất cập. Ngoài ra, lãnh đạo một số địa phương và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về công tác quy hoạch, nhất là việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để thực hiện quy hoạch. Do đó, cần chú trọng nâng cao nhận thức của nhân dân, các tổ chức, các cấp lãnh đạo và cơ quan quản lý Nhà nước về công tác xây dựng NTM trên cơ sở áp dụng mô hình “cửa sổ" sau:
Theo đó, khi nhà lãnh đạo, các cơ quan quản lý và các cá nhân, tổ chức có liên quan đều biết và nhận ra các nội dung của quy hoạch thì có một "vùng chung" cho quá trình quản lý thực hiện. "Vùng chung" càng lớn thì hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch càng cao. Ngược lại, khi nhà quản lý, lãnh đạo yếu kém trong khi các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quy hoạch phát hiện và đề xuất hoặc phá rào, thực hiện không có tổ chức, quản lý sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch. Đây được coi là "vùng mù". Vùng này càng lớn thì hiệu quả của công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch càng thấp, dẫn đến phá vỡ quy hoạch từ cục bộ đến tổng thể. Khi quy hoạch ít được phổ biến, không công khai thì xuất hiện "vùng riêng". "Vùng riêng" càng rộng thì sự cửa quyền, lạm dụng đầu cơ đất đai, tài nguyên và kìm hãm phát triển, tham nhũng, mâu thuẫn xã hội phát sinh, dẫn đến sự kém hiệu quả trong công tác quản lý quy hoạch và phát triển. Để có một quy hoạch hiệu quả và quản lý thực hiện tốt thì "vùng vô thức" cần phải thu hẹp bằng sự nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội.
Như vậy, hiệu quả của công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng NTM phải bảo đảm trên cơ sở vừa nâng cao về chuyên môn, vừa tiến hành vận động, tổ chức triển khai tốt để các cấp, các ngành, địa phương và các chủ thể liên quan phối hợp, thống nhất thực hiện đồng bộ, bền