Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương: Góp ý Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992

 10786 lượt xem
BTĐKT) - Sáng ngày 8.3, tại Hà Nội, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội nghị Góp ý Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Dự và chủ trị hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà; Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Nội vụ Hoàng Xuân Vinh. 

  

Thứ trưởng Trần Thị Hà chỉ đạo hội nghị.
 
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ban về việc tiến hành lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tại Hội nghị, nhiều nội dung trọng điểm được tập trung gồm 6 chương: Chương 1: Chế độ Chính trị - Chương 2: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - Chương 3: Kinh tế, xã hội. văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường – Chương 6: Chủ tịch nước – Chương 7: Chính phủ - Chương 9: Chính quyền địa phương. Trong mỗi quy định cụ thể đã đánh giá về phạm vi, ưu điểm và hạn chế của từng nội dung được sửa đổi. Từ đó đề xuất nội dung sửa đổi cụ thể và lý do của việc sửa đổi, những nội dung cần bổ sung mới hoặc đưa ra khỏi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Tham gia thảo luận có nhiều ý kiến sâu sắc về những nội dung liên quan đến phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ, ngành tổ chức Nhà nước nói chung, lĩnh vực được phân công giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước nói riêng và các vấn đề về phân cấp thực hiện nhiệm vụ cụ thể của địa phương; chế định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; cơ chế giám sát quyền lực của Chính phủ đối với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, tư pháp; tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; mối quan hệ giữa chính phủ và chính quyền địa phương; cơ chế đảm bảo và thực hiện các quyền cơ bản của nhân dân trên địa bàn.
 Đồng thời, nhiều ý kiến đồng tình với Dự thảo, khẳng định thể chế của nước ta là Cộng hòa xã  hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ (Điều 1). Tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức (Điều 2). 
Ngoài ra, điểm rất mới của Dự thảo Hiến pháp là bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2). Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các cơ quan thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng và lạm dụng quyền lực…
Hiến pháp 1992 có 12 chương – 147 điều. Dự thảo sửa đổi 11 chương – 124 điều.
 
Hoài Thanh
 
 
 
Ý kiến của bạn