Kết quả kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh năm 2013: Thi đua, Khen thưởng tạo động lực mạnh mẽ trong ngành Giáo dục và Đào tạo

 10152 lượt xem
(BTĐKT)- Thực hiện Kế hoạch số 151/KH-HĐTĐ ngày 13.9.2013 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh về kiểm tra công tác thi đua – khen thưởng trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2013. Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh (Ban Thi đua – Khen thưởng) đã tổ chức đoàn kiểm tra và tiến hành đi khảo sát thực tế tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trảng Bàng, huyện Dương Minh Châu và tại các trường: Tiểu học Ngô Văn Tô, Trung học cơ sở (THCS) An Thành thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trảng Bàng; Tiểu học Cầu Khởi và THCS Thị trấn thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dương Minh Châu. 

Qua kiểm tra cho thấy nhận thức của cấp ủy Đảng, Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng được nâng cao cả diện rộng và chiều sâu.

Nội dung phát động thi đua trong các trường gắn liền với nhiệm vụ chính trị dạy và học, được xây dựng, phát động theo từng chủ đề năm học, từng đợt thi đua hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, các sự kiện lịch sử của đất nước, của ngành diễn ra trong năm. Tiêu biểu là phong trào thi đua '"Dạy tốt, học tốt"; thi đua thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không"; Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm"; cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”...Hình thức tổ chức và phương thức tổ chức các phong trào thi đua trong các trường đã có nhiều đổi mới, sinh động, phong phú và thiết thực hơn, phù hợp với tình hình của mỗi trường.
 
Trong phong trào thi đua yêu nước của ngành, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục giữ vai trò nòng cốt, trong đó Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách Đội là lực lượng chủ công và đi đầu tham gia các phong trào thi đua.
 
Qua các phong trào thi đua, xuất hiện nhiều cách làm hay, điển hình tiên tiến như: Trường THCS Trương Tùng Quân thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trảng Bàng, Trường THCS Thị trấn thuộc Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Dương Minh Châu; cô Nguyễn Hồng Phượng – Giáo viên Trường THCS Thị trấn thuộc Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Dương Minh Châu với sáng kiến “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học” được Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân rộng điển hình trên toàn quốc; cô Trần Thị Quỳnh Mai – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Minh A thuộc Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Dương Minh Châu đã có sáng kiến trong việc dạy học sinh khuyết tật hòa nhập…
 
Việc thẩm định hồ sơ của các đơn vị, các trường học đảm bảo tuân thủ theo đúng tiêu chí quy định của pháp luật hiện hành. Vai trò của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp được chú trọng, đề cao, công tác bình xét hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua từ Phòng đến các trường học đã đi vào nề nếp đảm bảo công khai, đúng thành tích, đúng đối tượng. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng, Hội đồng Xét sáng kiến của các đơn vị, các trường đều được thành lập và kiện toàn, bổ sung cho phù hợp, có quy chế hoạt động riêng. Các đơn vị, Nhà trường đều có bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng.
 
 

Đoàn Kiểm tra làm việc với Phòng GDĐT huyện Dương Minh Châu

Nhìn chung, công tác khen thưởng của ngành giáo dục đã góp phần động viên, thúc đẩy nhiệm vụ chính trị dạy tốt, học tốt của ngành; việc xây dựng, nhân rộng các điển hình được quan tâm, chú trọng, các đơn vị, nhà trường được kiểm tra đều có những cách thức tuyên truyền phù hợp, như thông qua chủ điểm, đợt thi đua, Hội nghị chuyên đề, đúc rút các đề tài, kinh nghiệm tiên tiến trong ngành...
 
Bên cạnh những việc làm được là cơ bản, đáng trân trọng và biểu dương, song công tác thi đua khen thưởng trong ngành vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế cần phải khắc phục, đó là: Phong trào thi đua được diễn ra chưa đồng đều giữa các huyện, giữa các trường học trong cùng một huyện; công tác tổ chức phong trào thi đua còn lúng túng, chưa thật sự chuyển biến về chất trong toàn bộ hoạt động của đơn vị, chưa có nhiều sáng kiến cải tiến nâng cao chất lượng, phương thức thi đua; cán bộ kiêm nhiệm công tác thi đua chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu văn bản, ảnh hưởng đến chất lượng công tác thi đua, khen thưởng từng đơn vị, nhà trường; việc thực hiện báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng còn nhiều hạn chế, chưa nêu rõ tính nổi trội, thành tích tiêu biểu, xuất sắc của tập thể, cá nhân dề nghị khen, chưa thực hiện đúng mẫu quy định.
 
Trong thời gian tới, nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh đề xuất một số giải pháp, phương hướng cụ thể để ngành Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, áp dụng, đẩy mạnh các phong trào thi đua, khơi dậy cho cán bộ, giáo viên, học sinh lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu mái trường và tự hào dân tộc, qua đó xây dựng mối đoàn kết, ý thức trách nhiệm của mỗi người với nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả giáo dục của tỉnh
 
                                                                                                                                           Thái Thành  
 
Ý kiến của bạn