Công nhân nguội Trần Tăng Khương: Người thợ nhiều sáng tạo

 8460 lượt xem
(BTĐKT) – Đến thăm Nhà máy Đạm Phú Mỹ - Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Xưởng Gia công chế tạo vẫn tấp nập bóng công nhân làm thêm giờ. Anh Trần Tăng Khương - Tổ trưởng Tổ Nguội sửa chữa, Xưởng Gia công chế tạo cho biết đây là chuyện bình thường ở xưởng. Bởi lẽ, máy móc vận hành không ngừng thì người thợ cũng phải không ngừng làm việc. 

Với đặc thù công việc được giao là gia công và sửa chữa các chi tiết máy móc, thiết bị theo yêu cầu của các đơn vị, sửa chữa và hiệu chỉnh các loại van phần cơ khí, sửa chữa máy công cụ và gia công kết cấu thép, lắp đặt đường ống, cân bằng động các rô to trong nhà máy, công nhân nguội Trần Tăng Khương đã không ngừng học hỏi, hoàn thành nhiệm vụ được giao, và hơn thế, tích cực nghiên cứu tìm tòi, phát huy sáng kiến hợp lý hóa sản xuất đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

Sinh năm 1988, sau khi tốt nghiệp Trường Cơ khí luyện kim, Khoa Cơ khí chế tạo, Trần Tăng Khương đi lao động hợp tác ở Liên Xô. Đến năm 1994 anh về nước, ban đầu làm ở Công ty đóng tàu An Phú. Đến năm 1999 chuyển công tác về Xí nghiệp Xây lắp Vietsovpetro. Năm 2002 thì về học tập làm việc ở Ban Dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho đến nay
 
 
Anh Trần Tăng Khương - người thợ giàu sáng tạo.
 
Kể từ khi được giao nhiệm vụ là Tổ trưởng Tổ Nguội sửa chữa Xưởng Gia công chế tạo - Nhà máy Đạm Phú Mỹ năm 2004, anh Trần Tăng Khương là tác giả và đồng tác giả của nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại lợi ích về kinh tế đóng góp cho đơn vị được công nhận. Như sáng kiến Thiết kế bộ đồ gá chế tạo cánh quạt làm mát cho động cơ điện của hệ thống bơm 30-P-3001 năm 2008; Giá đỡ kiểm tra trục năm 2009; sáng kiến dùng máy bơm nước cao áp và béc phun để thông nghẹt chất xúc tác lò phản ứng H2001. Năm 2010, anh là tác giả đồng tác giả của các sáng kiến: Đưa ra các hình thức tổ chức thi công và phương thức thi công công trình tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ, sáng kiến chế tạo bộ đỡ cố định. Năm 2011 là tác giả đồng tác giả của các sáng kiến: Gia công mới weep hole cho miếng vá lớp lining của thiết bị 20-V-1001; sáng kiến gia công tiện hạ bậc và chạy đường ren mờ trên nắp van, chế tạo đồ gá chuyên dùng gia công đường ren mờ trên các mặt phẳng thân van nhằm tạo độ bám và làm kín liên kết giữa thân van - gasket - nắp van sau khi siết bulong và thực hiện body test van điều khiển 30-FV-33002; sáng kiến Phục hồi hoat động cho van 20-HV-1040; sáng kiến Chế tạo đường ống xả lỏng cho bộ lọc không khí vào Gas turbine 10-GT-9001; sáng kiến thiết kế và chế tạo cơ cấu kéo bánh răng của cụm Barring gear turbine 10-STK-4041…
 
Khác với hình dung của tôi rằng những người thợ lành nghề thường là những người “có tuổi” có kinh nghiệm, rất từng trải, nhưng từ vẻ ngoài đến cách nói chuyện, Trần Tăng Khương đều khiến tôi phải bất ngờ. Giản dị đến bình dị. Hiền lành đến chất phác. Ngẫm cho cùng, điều đó cũng không có gì bất thường. Không ngành kinh doanh nào có thể định nghĩa rõ ràng và chính xác ý nghĩa của rủi ro và phần thưởng cũng như tầm quan trọng của cơ hội và số phận như ngành Dầu khí. Có thể coi đó là sự mô tả khá chính xác vóc dáng và bản chất của ngành công nghiệp dầu khí. Bởi thế, ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cơ hội và phần thưởng chia đều cho mỗi người lao động, dù ở cương vị, lĩnh vực nào. Miễn là anh yêu lao động, yêu nghề, yêu nơi làm việc của mình.
 
HT
 
 
Ý kiến của bạn