Tăng cường phòng chống bệnh dịch hạch và dịch bệnh do vi rút Eboal

 10782 lượt xem
(BTĐKT) - Chiều ngày 2/12/1014, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch về tình hình bệnh dịch hạch và tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola. GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì. 

 Ebola: Loại virus gây ra dịch sốt xuất huyết kinh hoàng đang khiến cả thế giới hoang mang bởi loại bệnh này có tỷ lệ tử vong cao tới 90%. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, dịch sốt xuất huyết Ebola bùng phát ở Tây Phi đang lây lan một cách nhanh chóng và vượt ngoài khả năng kiểm soát. Trong đó, Việt Nam cũng có nguy cơ bị xâm nhập bởi những du khách đến từ vùng dịch. Dịch bệnh Ebola năm 2014 được nhận định là vụ dịch lớn nhất của căn bệnh này trong lịch sử gần 4 thập kỷ qua. Những ngày đầu tháng 8, cả thế giới đã có gần 2.000 ca mắc virus Ebola và trên 50% người mắc đã tử vong. Hiện chưa có loại thuốc đặc trị cho loại bệnh nguy hiểm này.

Theo phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra của Bộ Y tế, các triệu chứng lâm sàng của bệnh Ebola trong thời gian ủ bệnh từ 2 – 21 ngày bao gồm: Sốt cấp tính, đau đầu, mỏi cơ, nôn, buồn nôn, tiêu chảy đau bụng và viêm kết mạc. 

 

Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện phát ban. Ban đầu, ban nhú đỏ sẫm màu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban rát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.

 

 

Một số biểu hiện của người nhiễm virus Ebola.

 

Bên cạnh đó, xuất huyết cũng là một trong những triệu chứng của bệnh Ebola, trong đó có đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho máu, chảy máu chân răng, đái máu và chảy máu âm đạo.

 

Trong một vụ dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus bao gồm:

 

- Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết: tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…

 

- Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh.

 

- Nhân viên lễ tang, người tham gia đám tang có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân.

 

- Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.

 

Sau khi tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus Ebola hoặc xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh thì bạn cần đến ngay cơ quan y tế gần nhất để được điều trị, chăm sóc y tế nhằm giảm nguy cơ tử vong.

 

Đại dịch Ebola vẫn đang bùng phát mạnh mẽ ở các quốc gia Tây Phi. Theo thống kê từ Bộ Y tế, tính đến nay, dịch bệnh do virus Ebola đã cướp đi mạng sống của gần 5.000 người trong tổng số gần 14.000 ca nhiễm bệnh.

 

Tại Việt Nam, cho đến nay chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Ebola, tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh thông quan hành khách nhập cảnh trở về từ các quốc gia đang có dịch bệnh vào Việt Nam là có thể.

 

Về phía các y tế các Bộ, ngành: Cục Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Quân y, Bộ Công an và Bộ Công thương cho biết thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo, công văn chỉ đạo công tác phòng chống dịch. Các Bộ, ngành đều xác định phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ chính trị của ngành, luôn ứng phó và phòng chống dịch bệnh ngay từ ban đầu, đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp với người dân về dịch bệnh. Tiếp tục phối hợp để giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh từ vùng dịch về Việt Nam, tăng cường tập huấn và diễn tập đối với các cơ sở điều trị.

 

Theo thông tin Bộ Y tế đã cung cấp về tình hình bệnh dịch hạch, theo đó dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A, tối nguy hiểm bởi diễn tiến bệnh nhanh, tốc độ lây lan mạnh và tỷ lệ tử vong cao; bệnh thuộc diện kiểm dịch và khai báo quốc tế theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới. Ngày 21/11/2014, Tổ chức Y tế thế giới thông báo về dịch hạch xảy ra tại Madagascar, đã ghi nhận 119 trường hợp mắc trong đó 40 trường hợp tử vong, tại Trung Quốc ghi nhận 01 trường hợp mắc, tại Mỹ ghi nhận 04 trường hợp. Tại Việt Nam, sau hơn một thế kỷ bệnh dịch hạch xuất hiện và lưu hành, đến hay sau 12 năm không phát hiện một ca bệnh nào trên người cũng như chưa phát hiện mầm bệnh trên chuột và bọ chét. Tuy nhiên Việt Nam là quốc gia đã lưu hành dịch, có đường biên giới kéo dài liên một số nước, do đó nguy cơ nguy cơ dịch hạch quay trở lại Việt Nam là rất cao.

 

Phun thuốc ngăn ngừa là 1 trong những biện pháp đẩy lùi bệnh dịch hạch.

 

Với quyết tâm ngăn chặn không để dịch hạch vào Việt Nam, Thứ trưởng đã chỉ đạo tăng cường việc kiểm soát chuột đối với các phương tiện vận tải về tàu biển, đề nghị hệ thống giám sát tại đơn vị của hệ thống y tế dự phòng tập trung quyết liệt trong vấn đề này, nhất là tại các tỉnh có cảng biển, sân bay, đường biên giới, có nguy cơ cao xâm nhập. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giao thông vận tải về vấn đề xông hơi diệt chuột, có hướng dẫn bằng tiếng Anh và tiếng Việt đối với tàu nhập cảnh vào Việt Nam, tiến hành các biện pháp giám sát đặc biệt các tàu đi qua vùng có dịch. 

 

Lãnh đạo Bộ Y tế đã giao Cục Y tế Dự phòng làm đầu mối triển khai đối với các địa phương, rà soát lại các quy định giám sát, phương pháp chuẩn đoán xét nghiệm, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cập nhật phác đồ điều trị mới đối với bệnh dịch hạch. 

 

Về công tác truyền thông, Lãnh đạo Bộ yêu cầu Vụ truyền thông và Thi đua khen thưởng tăng cường phổ biến kiến thức về bệnh dịch hạch, hướng dẫn các biện pháp diệt chuột tới người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Ứng phó đối với dịch bệnh Ebola ở các nước trên thế giới

 

Tại Mỹ: Tăng cường áp dụng các biện pháp sàng lọc hành khách đi và đến tại các sân bay lớn và áp dụng quy trình giám sát người nhập cảnh từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do vi rút Ebola. Các cơ sở y tế áp dụng biện pháp kiểm soát và phòng chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện. Cơ quan phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan, sân bay, y tế và các đối tác khác nhằm hỗ trợ triển khai sàng lọc hành khách và khuyến cáo người dân hạn chế đi tới các nước đang có dịch.

 

 - Ngày 9/10/2014, Australia, Anh đều tuyên bố tăng cường hệ thống nhằm giám sát chặt chẽ những du khách đến đi bằng đường biển, hàng không từ châu Phi và những người nghi nhiễm virus Ebola.

 

 - Tại Singapore: Thực hiện các biện pháp giám sát đối với du khách nhập cảnh ở nhiều sân bay quốc tế. Công dân và du khách đến từ những nước bị ảnh hưởng dịch bệnh Ebola được đưa trực tiếp tới các điểm kiểm tra thân nhiệt trước khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh. Áp dụng tờ khai y tế tại các cửa khẩu đường hàng không, đường bộ và đường thủy; cảnh báo những trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola, tiến hành các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm chặt chẽ, đặc biệt ở bệnh viện công. Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân không nên tới những nước có dịch Ebola cũng như có các biện pháp phòng ngừa nếu phải đến đó.

 

 - Cộng hòa Séc và Cộng hòa Maldivesvà nhiều quốc gia khác đã áp dụng các biện pháp kiểm tra thân nhiệt tại các sân bay quốc tế.

 

- Ngày 16/10/2014, các quan chức y tế của các nước EU đã nhóm họp tại Bỉ và kêu gọi tăng cường các biện pháp sàng lọc đối với hành khách đến từ các nước Tây Phi.

 

Hoài Thanh

 

 
Ý kiến của bạn