Bộ Lao động TB &XH: Nâng cao đời sống người dân qua chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020

 115 lượt xem
Mười năm qua, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã được cả nước hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả. Trong thành công đó có sự đóng góp tích cực của tập thể, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, ngành Lao động - thương binh và Xã hội. 

Phong trào thi đua có sức lan tỏa, đi vào thực tế
Cụ thể trong công tác giảm nghèo, Bộ xác định giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các hộ nghèo bằng những phong trào thi đua như: “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”;  “Hộ gia đình vượt khó vươn lên thoát nghèo”… nhằm khuyến khích, động viên các cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tích cực, chủ động có các sáng kiến, cách làm hay vươn lên thoát nghèo và giúp đỡ các cá nhân, hộ gia đình khác phát triển kinh tế.
Phong trào thi đua “Phát huy vai trò cộng đồng, đoàn kết giúp nhau giảm
nghèo và từng bước làm giàu” nhằm khuyến khích, động viên các cộng đồng;
trên địa bàn thôn, bản có những hỗ trợ cho các hội viên cùng phát triên kinh tế, ổn định cuộc sống và cùng nhau vươn lên thoát nghèo. Phong trào “Tập trung hỗ trợ địa bàn nghèo, tăng cường giảm hộ nghèo và tăng hộ khá, giàu” nhằm khuyến khích, động viên các cấp địa phương có các chính sách giảm nghèo đặc thù, bố trí và huy động đa dạng nguồn lực cho địa bàn nghèo nhằm giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu… 
Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, tư tưởng, chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo tiến tới xây dựng nông thôn mới, trong mười năm qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền, tổ chức các buổi tọa đàm chính sách giảm nghèo trên các kênh Đài Tiếng nói Việt Nam, các kênh truyền hình để người dân hiểu rõ hơn về các chính sách, cơ chế thực hiện các chính sách giảm nghèo, từ đó giảm dần tính ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đã tham mưu cho Bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức cuộc thi “Các tác
phẩm báo chí viết về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020”, nhằm tuyên
truyền các mô hình giảm nghèo, các gương điển hình vươn lên thoát nghèo.
Qua hai năm tổ chức, đã trao giải cho 63 tác phẩm đạt giải và 03 tập thể có nhiều tác phẩm dự thi và đạt giải, tạo sự lan tỏa từ chính các tác phẩm phản ánh về các mô hình giảm nghèo hiệu quả, gương điển hình vươn lên thoát nghèo, qua đó góp phần phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội thông qua phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Thành công từ những phong trào thi đua
Với sự cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các tiêu chí nông thôn mới tăng lên rõ rệt. 
Giai đoạn 2011 - 2015: Bộ chỉ đạo 17 xã thuộc tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang hoàn thành từ l5 đến 18 tiêu chí (nhóm 2) trên tổng số 19 tiêu chí về nông thôn mới.
Chỉ đạo 88 xã thuộc tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang hoàn thành từ
10 - 14 tiêu chí (nhóm 3), 308 xã hoàn thành từ 5-9 tiêu chí (nhóm 4), 139 xã
hoàn thành dưới 5 tiêu chí (nhóm 5). Tổ chức 144 lớp dạy nghề cho 4.581 lao động nông thôn tại l1 xã được Trung ương lựa chọn chỉ đạo điểm.
Xây dựng các chỉ số giám sát đánh giá và biểu mẫu báo cáo các chỉ số liên
quan về dạy nghề trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tiến
hành thực hiện thí điểm ở 17 xã nông thôn mới tại 17 tỉnh, thành phố để rút kinh
nghiệm, hoàn thiện.
Giai đoạn 2015 - 2018: Tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm 1,55%/năm, vượt mục tiêu đề ra (giảm 1-1,5%/năm); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm 5,5%/năm, vượt mục tiêu đề ra (giảm 4%); tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm khoảng 3-4% năm đạt mục tiêu đề ra. 
Đến cuối năm 2018 có 8/64 huyện nghẻo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn đạt 12,5% và 14/30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a; có hơn 60 xã, hơn 1.000 thôn đủ điệu kiện để xét hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; 43 xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới.
Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao
động nông thôn” trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
chưa được ưu tiên phân bổ, không đúng theo kế hoạch được Bộ Tài chính thông
báo, có sự phân tán nguồn lực, các địa phương thường dành nguồn lực để thực
hiện việc đầu tư xây dựng cơ bản, cầu, đường, trường, trạm nên nguồn lực cho
nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn không được chú
trọng. Người dân thiếu thông tin để có thể tiếp cận đầy đủ, hiệu quả chính sách
của Nhà nước. 
Để tiếp tục triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước xây dựng nông thôn mới” thiết thực, hiệu quả, có giải pháp cụ thể, rõ ràng, lộ trình thích đáng đối với các xã nghèo, huyện nghèo để tiến tới đạt chuẩn nông thôn mới khi cuộc sống người dân thực sự được nâng cao, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. 
                                                                                                                                                            Gia Linh
 

 
Ý kiến của bạn