Thưa Chủ tịch đoàn,
Thưa các anh hùng, chiến sĩ thi đua,
Thưa các đồng chí,
Hôm nay, chúng ta họp Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ ba, đại hội đại biểu những người lao động tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Sau khi hoàn thành kế hoạch thắng lợi ba năm và kế hoạch năm 1961, giai cấp công nhân, nông dân và toàn thể nhân dân ta đang sôi nổi thi đua nhằm bảo đảm hoàn thành vượt mức toàn bộ chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 1962 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Ở miền Nam, đồng bào ta thu được nhiều thắng lợi trong cuộc đấu tranh yêu nước chống đế quốc Mỹ và bọn bán nước Ngô Đình Diệm. Trên thế giới, nhân dân Liên Xô vĩ đại đang tiến những bước khổng lồ trong việc thực hiện cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội cộng sản. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc và các nước anh em khác đều thu được những thành tựu to lớn. Phe xã hội chủ nghĩa ngày càng hùng cường. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, liên tiếp giành được thắng lợi. Những sự kiện đó cổ vũ mạnh mẽ nhân dân ta trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất tổ quốc, làm cho đại hội chúng ta càng tăng thêm lòng tin tưởng và phấn khởi.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi lời chào mừng của Trung ương Đảng và Chính phủ các anh hùng, chiến sĩ thi đua về dự Đại hội, tới toàn thể các chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến, cán bộ, công nhân viên trong các ngành, các nơi trên miền Bắc, tới toàn thể nhân dân lao động và các lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân ta. Tôi xin thay mặt đại hội nhiệt liệt chào mừng đoàn đại biểu tổng công hội Trung Quốc, các vị trong đoàn ngoại giao và các đồng chí chuyên gia các nước anh em đến dự đại hội. Xin cảm ơn nhiệt tình của các đồng chí và các vị đối với đại hội. Tôi xin thay mặt Đại hội nhiệt liệt cảm ơn đồng chí Gagarin và đồng chí Titốp, anh hùng phi công du hành vũ trụ của Liên Xô, anh hùng lao động của nước Việt Nam ta, đã thân ái gửi lời chúc mừng Đại hội của chúng ta.
Thưa các đồng chí,
Kể từ khi Hồ Chủ Tịch thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ phát động phong trào thi đua yêu nước lần đầu tiên tại Việt Bắc, đến nay đã 14 năm. Chúng ta đã mở 3 lần Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua. Mỗi lần họp đại hội là một lần đánh dấu những kết quả to lớn của phong trào thi đua và mở ra những triển vọng tốt đẹp.
Đại hội lần thứ nhất mở tại Việt Bắc năm 1952, đánh dấu những thắng lợi của phong trào thi đua “diệt giặc dốt, diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm”. Thành công của đại hội đã động viên nhân dân và quân đội ta hăng hái thi đua giành nhiều thắng lợi to lớn hơn, tiến lên giành chiến thắng lịch sử Điện biên phủ, lập hòa bình trong cả nước, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Đại hội lần thứ hai mở tại Hà Nội năm 1958 đánh dấu những thành tích to lớn của công cuộc khôi phục kinh tế, đã động viên nhân dân ta hoàn thành thắng lợi kế hoạch ba năm phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa.
Năm 1961, nhân dân ta bước sang thời kỳ mới, thời kỳ thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở thắng lợi của kế hoạch 3 năm, phong trào thi đua yêu nước có sự chuyển biến mạnh mẽ, trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi. Toàn thể nhân dân ta, người người, ngành ngành đều hăng hái thi đua. Trong công nghiệp, mở ra phong trào thi đua với nhà máy Duyên hải, có hơn 500 xí nghiệp, công trường nhiệt liệt hưởng ứng. Trong nông nghiệp, phong trào thi đua với hợp tác xã Đại phong thu hút hơn 10.000 hợp tác xã tham gia: các nông trường đều đẩy mạnh phong trào thi đua với nông trường Đông Hiếu. Trong thủ công nghiệp, có hơn 8000 hợp tác xã đã thi đua với hợp tác xã Thành công. Trong quân đội, các đơn vị đều đẩy mạnh phong trào thi đua “Ba nhất”. Hầu hết các trường học thi đua với trường Bắc lý. Trong các bệnh viện, phong trào thi đua học tập y tá Trần Xuân Đậu phát triển sôi nổi. Phong trào thi đua “Ba cải tiến” đang lan rộng trong các cơ quan sự nghiệp, hành chính.
Năm 1961 là năm nhân dân lao động nước ta hăng hái thi đua tiến quân vào khoa học kỹ thuật. Tuy là bước đầu nhưng phong trào đã có khí thế mạnh mẽ, thu được nhiều kết quả tốt đẹp, tạo điều kiện để tiến lên thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật trong các ngành kinh tế quốc dân.
Năm 1961 là năm phong trào thi đua tập thể phát triển mạnh, theo đúng phương châm thi đua xã hội chủ nghĩa. Trong công nghiệp, trên cơ sở phát triển của phong trào tiên tiến, đã mở ra phong trào phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa. Đến nay đã có 8.483 tổ, đội tiên tiến và có 563 tổ, đội tình nguyện ghi tên phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa.
Trong nông nghiệp, phong trào thi đua trở thành đội sản xuất tiên tiến, hợp tác xã tiên tiến phát triển ngày một rộng rãi, đến nay đã có 900 đội sản xuất tiên tiến, 594 hợp tác xã tiên tiến, và 214 hợp tác xã được gọi là hợp tác xã Đại Phong. Trong phong trào thi đua đã xuất hiện rất nhiều con người lao động mới của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong kỳ tổng kết vừa qua, các ngành công nghiệp và sự nghiệp, hành chính đã bầu được 193.059 lao động tiên tiến; ngành nông nghiệp đã bầu được hơn 3000 chiến sĩ thi đua và 42.257 xã viên tiên tiến; ngành thủ công nghiệp đã bầu được 579 chiến sĩ thi đua và 28.951 lao động tiên tiến; trong quân đội đã bầu được 8.158 chiến sĩ “ba nhất” và 20.579 chiến sĩ giỏi về kỹ thuật. Trong phong trào thi đua, thiếu nhi nước ta cũng lập được nhiều thành tích. Đã có hàng vạn em được bầu là thiếu nhi gương mẫu về học tập và tham gia lao động.
Nhờ phong trào thi đua phát triển rộng rãi, mạnh mẽ và liên tục trong năm 1961, mặc dù gặp nhiều khó khăn, việc thực hiện kế hoạch nhà nước đã thu được nhiều thành tích quan trọng. Việc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng có nhiều tiến bộ. Trung ương Đảng, Quốc hội và Chình phủ nhiệt liệt biểu dương thành tích của các lá cờ đầu, các đơn vị tiên tiến, các tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa, các đơn vị “Ba nhất”, nhiệt liệt biểu dương thành tích của các anh hùng, chiến sĩ thi đua, các em thiếu nhi gương mẫu. Thành tích thi đua là thành tích của tập thể. Đảng, Quốc hội, Chính phủ biểu dương thành tích của các anh hùng, chiến sĩ, đồng thời biểu dương thành tích của toàn thể nhân dân, của giai cấp công nhân, nông dân, thợ thủ công, cán bộ khoa học, kỹ thuật, văn nghệ sĩ, toàn thể cán bộ, nhân viên công tác trong các ngành và các lực lượng vũ trang cách mạng.
Chúng ta biểu dương thành tích của thanh niên trong phong trào xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch nhà nước, luôn luôn nêu cao vai trò đầu tầu trong phong trào thi đua, cố gắng học tập, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp về các mặt sản xuất, công tác.
Chúng ta biểu dương thành tích của chị em phụ nữ trong phong trào thi đua “Năm tốt”, tích cực đẩy mạnh sản xuất, công tác, học tập, nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
Chúng ta biểu dương thành tích của các dân tộc anh em trong đại gia đình Tổ quốc Việt Nam đã hăng hái thi đua phát triển kinh tế và văn hóa ở miền núi, hăng hái thi đua phát triển chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Chúng ta biểu dương thành tích của anh chị em miền Nam tập kết, có nhiều cống hiến to lớn cho công cuộc xây dựng miền Bắc, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiệnhòa bình thống nhất đất nước.
Chúng ta biểu dương thành tích của kiều bào về nước đã đóng góp nhiều công sức phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta biểu dương thành tích của Hoa kiều và các ngoại kiều khác đã tích cực tham gia công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa của nước ta.
Chúng ta nhiệt liệt biểu dương công lao to lớn của các đồng chí chuyên gia các nước anh em đã tận tình giúp đỡ chúng ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ở miền Bắc, nhân dân ta sống trong hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội, luôn luôn nhớ đến đồng bào ruột thịt ở miền Nam bị đế quốc Mỹ và bọn bán nước Ngô Đình Diệm khủng bố và chém giết cực kỳ dã man. Dưới ngọn cờ của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, đồng bào ta đang anh dũng đấu tranh và đã thu được nhiều thắng lợi. Chúng ta nhiệt liệt biểu dương lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất của đồng bào miền Nam anh dũng, xứng đáng là “Thành đồng của tổ quốc”.
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta được sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác. Các nước anh em không những giúp chúng ta những phương tiện vật chất và kỹ thuật để phát triển kinh tế, phát triển văn hóa mà còn hết sức ủng hộ nhân dân ta trong cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.Chúng ta tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm tạ sự giúp đỡ vô tư sự ủng hộ đầy nhiệt tình của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác.
I. THẮNG LỢI TO LỚN CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA
Thưa các đồng chí,
Trong phong trào thi đua vừa qua, nhân dân lao động và các anh hùng, chiến sĩ thi đua đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục được nhiều khó khăn, thu được nhiều thành tích to lớn.
Phong trào “Duyên hải” như những làn sóng cách mạng mạnh mẽ, dâng lên đợt này qua đợt khác, động viên, cổ vũ nhân dân ta, cả người có trình độ kỹ thuật khá lẫn người mới vào nghề, cả trẻ lẫn già, cả nam lẫn nữ đều hăng hái thi đua phát huy sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và công trình. Trong năm 1961, số sáng kiến lên tới 75.000. Thật là sáng kiến nở như hoa mùa xuân. Rất nhiều sáng kiến có giá trị về khoa học, kỹ thuật góp phần quan trọng vào việc tăng năng xuất lao động, có những sáng kiến làm tăng năng xuất từ 20 lần đến 30 lần.
Xí nghiệp than Đèo Nai trước đây dùng xe ô tô và xe goòng chở than đi đường vòng, nay do hợp lý hóa dây chuyền vận tải, làm hệ thống máng đi đường thẳng, rút bớt được 190 công nhân, 10 ô tô, 200 xe goòng, 11.000 thước đường sắt, mỗi ngày vận chuyển thêm được 1.500 tấn than, hạ giá vận chuyển được 5400 đồng. Ở nhà máy dệt Nam Định, một số chị em công nhân do hợp lý hóa đường đi kiểm tra máy, giải quyết hợp lý khẩn trương các trường hợp nhiều máy cùng bị đứt sợi, từ chỗ một người đứng 12 máy nay đứng được 24 máy. Ở công trường 209, do sắp xếp tổ chức lao động, phân công hợp lý đã rút bớt được 10 công nhân trong việc điều khiển máy trộn bê tông 400 lít. Sáng kiến này được áp dụng rộng rãi trong các công trường, giảm được hàng trăm công nhân. Tổ đá nhỏ ca A (nhà máy xi măng) sử dụng hợp lý lao động, máy móc, xe ô tô và cải tiến mảng chuyên đá, đã rút số công nhân từ 81 người xuống 12 người. Xí nghiệp vận tải ô tô do áp dụng vận trù học, đã tiết kiệm được 5 vạn 4000 lít xăng dầu.
Công nhân và cán bộ ở các xí nghiệp cơ khí đã gắng công nghiên cứum sản xuất được nhiều loại máy mới như máy phay, máy nổ điezen, máy hơi nước, máy ga, máy bơm nước, máy phát điện, máy tiện nặng 6 tấn, quạt lò cao, v.v... là những máy mà từ trước ta chưa sản xuất bao giờ. Không những các xí nghiệp chế tạo cơ khí sản xuất được máy móc mới mà các xưởng sửa chữa cơ khí cũng sản xuất được nhiều loại máy để trang bị cho xí nghiệp mình như máy cắt tôn, máy uốn lò so, máy sàng rửa than, máy làm vành bánh ô tô, máy dập, máy cưa, máy dệt tự động, máy nghiền bột giấy, máy xeo giấy v.v...
Nhiều thiết bị máy móc cũ, có thứ bỏ đi, đã được cải tiến thành thiết bị máy móc tốt, có năng suất cao. Nhà máy cơ khí Duyên hải đã cải tiến 49 máy các loại tăng năng xuất từ 50% đến 200%. Nhà máy xi măng Hải Phòng cải tiến 5 lò nung vượt công suất thiết kế mỗi ngày tăng từ 250 đến 300 tấn xi măng, mỗi năm tăng được hơn 7 vạn tấn xi măng. Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ cải tiến máy xeo giấy cũ, đưa công suất từ 2040 thược giấy một giờ lên 2840 thước giấy một giờ, đạt được năng suất cao của máy khi còn mới. Một số thiết bị, máy móc mới cũng được cải tiến: Nhà máy cơ khí Hà Nội đã cải tiến lò luyện thép, đưa sản lượng đúc thép mỗi mẻ từ 1500 kilô lên 2.300 kilô và làm tăng tuổi thọ của lò. Xưởng may 10 cải tiến 24 máy đính cúc, mỗi năm giảm được hơn 2 vạn công thợ. Các nông trường đã cải tiến các máy nông nghiệp, làm một số bộ phận kèm theo để trồng lạc, trồng cà phê, thu hoạch sắn tăng năng xuất từ 10 lần đến 30 lần.
Các nhà máy cơ khí do tăng tốc độ cắt gọt và bước đầu chế tạo theo phương pháp gá lắp, đã tăng năng xuất của nhiều máy công cụ từ 2 lần đến 3 lần. Nhà máy phân lân Hàm Rồng đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đã khử được gần hết chất phuluyo trong khói phân lân, bảo vệ sức khỏe của công nhân trong khi sản xuất, không ảnh hưởng đến sức khỏe và hoa màu của nhân dân ở chung quanh nhà máy. Ngành địa chất áp dụng phương pháp từ trọng và vật lý trong việc thăm dò, đã phát hiện được nhiều hiện tượng cấu tạo địa chất và tìm ra được một số mỏ quý.
Nhiều xí nghiệp đã cố gắng tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, tìm nguyên liệu, vật liệu thay thế, tận dụng nguyên liệu, vật liệu vụn, cũ. Công trường nhà máy thủy tinh Hải Phòng dùng gỗ cũ và tre trong việc làm cốt pha bê tông mỏng không phải dùng 1263 thước khối gỗ mới. Nhà máy rượu Hà Nội nghiên cứu thành công việc nấu rượu bằng ngô, khoai, sắn, mỗi năm giảm được 7400 tấn gạo. Các nhà máy sắt tráng men, văn phòng phẩm Hồng Hà, pin Văn Điển, xà phòng cao su Sao Vàng, thuốc lá Thăng Long đã sử dụng hơn 50 loại nguyên vật liệu trong nước, không phải nhập khẩu hàng nghìn tấn của nước ngoài. Các nhà máy điện nhờ cải tiến ghi lò, dùng than cám xấu đốt lò, hàng năm giảm được 10 vạn tấn than don. Cục vật liệu Bộ Kiến trúc dùng ống nước bằng bê tông đúc thay ống gang không phải dùng 1620 tấn gang. Nhà máy cá hộp Hạ Long đã lấy được 4317 lít dầu ở gan cá, chất lượng tốt.
Việc cải tiến công tác quản lý đã có nhiều tiến bộ, nhà máy Duyên hải đã lập kế hoạch, chương trình cụ thể về cải tiến kỹ thuật, đã phối hợp chặt chẽ công tác kế hoạch, kỹ thuật, cung tiêu và tài vụ, đã thi hành chế độ hạch toán kinh tế ở nhiều tổ sản xuất. Bộ Kiến trúc do xây dựng được các chỉ tiêu cụ thể, thực hiện chế độ quản lý kế hoạch, kỹ thuật, đưa việc quản lý thiết kế đi vào kế hoạch, đã hạn chế tình trạng không ăn khớp giữa các bộ phận kiến trúc, điện nước. Các cục quản lý thuộc Bộ Công nghiệp nặng do cải tiến lối làm việc, tinh giản bộ máy, đã rút được nhiều cán bộ bổ sung cho các xí nghiệp. Bộ Công nghiệp nhẹ thi hành cán bộ đi tham gia lao động ở xí nghiệp, nhờ đó cán bộ nắm được tình hình sản xuất, giải quyết được công việc tốt hơn trước.
Phong trào Duyên hải mở ra trong thời gian ngắn nhưng đã phát triển mạnh mẽ và thu được những thắng lợi tốt đẹp, chứng tỏ công nhân ta có tinh thần lao động dũng cảm, có sức sáng tạo to lớn, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học, kỹ thuật tiên tiến.
Chúng ta nhiệt liệt biểu dương thành tích của giai cấp công nhân đã nêu cao vai trò tiên trong sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Trong phong trào thành công, các hợp tác xã thủ công nghiệp đã phát huy 56000 sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tích cực cải tiến công tác quản lý, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng hợp tác xã, phục vụ đắc lực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản, xuất khẩu và đời sống của nhân dân. Nhiều hợp tác xã đã tự xây dựng nhà xưởng, chỉ tính trong 712 cơ sở, đã tự xây dựng được 6722 căn nhà. Riêng hợp tác xã Thành công tự làm được 212 gian nhà xưởng và tự trang thiết bị được 21 máy móc các loại, đưa giá trị sản lượng năm 1961 tăng hơn năm 1960 gần ba lần. Nhiều hợp tác xã ra sức cải tiến và chế tạo công cụ, máy móc, thực hiện nửa cơ giới hóa và cơ giới hóa sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, tận dụng nguyên liệu, vật liệu vụn, cũ, làm ra được hàng nghìn mặt hàng mới. Chúng ta nhiệt liệt biểu dương thành tích của anh chị em thợ thủ công nghiệp.
Phong trào Đại phong đã thổi những luồng gió mới vào nông thôn nước ta, động viên đông đảo nông dân nâng cao nhiệt tình cách mạng, hăng hái thi đua cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, đẩy mạnh sản xuất, củng cố và phát triển hợp tác xã. Năm 1961, trong nông nghiệp nổi lên phong trào “phá xiềng ba sào” bằng cách tăng vụ, khai hoang, mở rộng diện tích gieo trồng. Diện tích khai hoang nhỏ lên tới 97000 hecta. Diện tích tăng vụ đạt hơn 30000 hec ta. Vụ thu đang trở thành vụ chính. Hợp tác xã Đại phong đã đưa diện tích gieo trồng bình quân đầu người từ 5 sào 10 thước Trung bộ năm 1960 lên 7 sào 9 thước năm 1961. Hợp tác xã Đồng Tâm đưa diện tích bình quân từ 5 sào 11 thước lên 1 mẫu 2 sào Bắc Bộ. Thực hiện khẩu hiệu “bốn mùa trồng trọt, quanh năm thu hoạch”, nhiều hợp tác xã đã đạt chỉ số sử dụng đất khá cao, như Hợp tác xã Ninh tập (Hưng Yên) đạt 2,9 vụ, hợp tác xã Thống Nhất (Lạng Sơn) đạt 2,2 vụ.
Phong trào thi đua làm thủy lợi phát triển mạnh. Năm 1961, nông dân đã đào và đắp được 157 triệu thước khối đất , tăng 383000 héc ta so với năm 1961. Tỉnh Hưng Yên dẫn đầu trong phong trào làm thủy lợi, năm 1961, mỗi người đào và đắp 24 thước khối. Ở hợp tác xã Đại phong, mỗi người đạt bình quân 25 thước khối đất.
Phong trào làm phân bón đang trên đà phát triển. Riêng tỉnh Vĩnh Phúc năm 1961 đã có 5633 kiện tướng làm phân bón. Hàng nghìn tổ sản xuất chuyên chế biến phân bón đã được thành lập. Hợp tác xã Tân Khang dẫn đầu phong trào làm phân bón, đã bón 42 tạ phân các loại cho một hec ta. Cơ sở gây bèo hoa dâu được phát triển ở các tỉnh miền đồng bằng. Việc cải tạo đất bạc màu đã được chú ý, các hợp tác xã đã dùng hàng chục vạn tấn vôi bón ruộng.
Phong trào thi đua cải tiến nông cụ đã thu được nhiều kết quả tốt, làm nhẹ lao động và tăng năng xuất trồng trọt. Một số tỉnh căn bản đã thanh toán cày chìa vôi. Nhiều hợp tác xã đã thay thế hết nông cụ cũ bằng nông cụ cải tiến và nửa cơ khí, giải phóng hoàn toàn đôi vai. Hợp tác xã Đồng tâm (Phú Thọ) đã dùng 100% số cày bừa cải tiến và dùng toàn bộ số xe bò, xe cut kit trong việc vận chuyển. Một số hợp tác xã đã dùng cày 2 bánh, 2 lưỡi.
Nhiều tỉnh đã đẩy mạnh phong trào thi đua trồng cây công nghiệp đẻ cung cấp cho nhu cầu pháy triển công nghiệp và xuất khẩu.
Phong trào chăn nuôi được đẩy mạnh. Tổng số gia súc cuối năm 1961 lên tới 3700000 con. Diện tích nuôi cá lên tới 96700 hec ta, tăng 61% so với năm 1960. Ở hợp tác xã Hòa Loan (Vĩnh Phúc), mỗi hộ nuôi 4 lợn, trong năm 1961 đã bán cho nhà nước 50 tấn thịt.
Phong trào trồng cây gây rừng phát triển rộng rãi chưa từng có. Trong năm 1961, toàn miền Bắc trồng được 138 triệu cây, dẫn đầu phong trào trồng cây là Hợp tác xã Lạc Trung đã trồng 92935 cây các loại
Qua phong trào thi đua, công tác quản lý hợp tác xã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Nhiều hợp tác xã đã đề ra phương hướng sản xuất phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng, Chính phủ, thích hợp với tình hình cụ thể của hợp tác xã. Đến nay có 81% số hợp tác xã thành lập được kế hoạch sản xuất một vụ, 48,11% số hợp tác xã đã có kế hoạch sản xuất cả năm. Nhiều hợp tác xã đã vạch được kế hoạch lao động, lập nhiều tổ, đội sản xuất chuyên môn, hình thành bước đầu sự phân công lao động trong nông nghiệp. Đã có 54,1% số hợp tác xã miền đồng bằng và 15% số hợp tác xã miền núi thực hiện chế độ ba khoán.
Phong trào thi đua mở rộng đã tạo điều kiện củng cố và phát triển quan hệ sản xuất mới trong nông thôn. Trong năm 1961, quy mô của hợp tác xã nông nghiệp được mở rộng hơn trước. Ở các tỉnh đồng bằng và trung du, có 68,5% số thôn đã có hợp tác xã toàn thôn, bình quân một hợp tác xã có 140 hộ.
Thành tích của phong trào Đại phong tỏ rõ sức mạnh to lớn của nông dân trước tập thể nước ta, tỏ rõ tính hơn hẳn của kinh tế tập thể so với cá thể. Đưa vào quan hệ sản xuất tập thể, nông dân ta có đầy đủ khả năng thực hiện thắng lợi nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Trung ương Đảng, tiến lên xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp phồn vinh, làm cơ sở vững chắc để phát triển công nghiệp.
Chúng ta nhiệt liệt biểu dương thànht tích của nông dân tập thể đã hăng hái tiến trên con đường hợp tác hóa, tiếp tục tiến công vào nghèo nàn và lạc hậu, xây dựng đời sống ấm no và hạnh phúc.
Qua phong trào thi đua với nông trường Đông hiếu, trên cơ sở tiền vốn và nhân lực không tăng, các nông trường năm 1961 so với năm 1960 đã tăng hơn hai lần về diện tích khai hoang, về trồng cây công nghiệp, cây lương thực và khối lượng xây dựng cơ bản, về giá trị sản lượng nông sản, đã nộp lãi vượt mức kế hoạch của nhà nước. Năng suất của máy kéo thực tế tăng gần ba lần so với năm 1960. Các nông trường đã tiến hành một số công tác nghiên cứu áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào trồng trọt, chăn nuôi có kết quả tốt như: Ghép cà phê chè lên cà phê mít hoặc vôi, trị sâu bệnh cao su, bông, phát triển trồng những cây công nghiệp quý như cao su, bông, thuốc lá vụ thu, cây làm thuốc, chăn nuôi cừu, bò sữa, thụ tinh nhân tạo, lai tạo giống súc vật... Công tác cải tiến quản lý, áp dụng chế độ hạch toán kinh tế, thi hành chế độ tiền lương theo sản phẩm cũng có nhiều tiến bộ.
Chúng ta nhiệt liệt biểu dương thành tích của công nhân nông trường.
Trong phong trào thi đua, cán bộ khoa học kỹ thuật các ngành đã đạt nhiều thành tích có giá trị.
Các ngành công nghiệp đã đạt kết quả tốt trong việc nghiên cứu nhiệt luyện than gầy dùng vào lò đúc và lò cao nhỏ luyện gang, sản xuất phân lân nước ót, thuốc trừ sâu bằng nguyên liệu khoáng sản và cây thảo mộc, xác định được một số kiểu máy kéo và máy móc nông nghiệp thích hợp với điều kiện sản xuất của nước ta; nghiên cứu kỹ thuật nhiệt đới hóa các thiết bị điện, máy móc điện, vô tuyến điện, kỹ thuật bảo quản gỗ, kỹ thuật làm nên đường ô tô, v.v…
Ngành nông nghiệp đã đạt kết quả tốt trong việc nghiên cứu gây tạo giống lúa nông nghiệp I, năng suất cao hơn lúa nam ninh từ 10% đến 40%, gây tạo giống lúa 831, năng suất cao hơn giống lúa mùa từ 10% đến 60%, lai tạo 3 giống rau muống, năng suất cao gấp 2 lần giống rau muống thường, bồi dưỡng và chọn lọc được 3 giống khoai lang, năng suất cao hơn giống khoai thường từ 60% đến 90%; nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật làm phân ruộng, trồng lúa ngắn ngày, gieo thẳng lúa nước, kỹ thuật tăng vụ, xen canh, gối vụ, v.v…
Ngành y tế đã thành công trong việc mổ gan không chảy máu và cắt phân hủy gan góp phần quan trọng vào khoa mổ gan trên thế giới; thành công trong việc mổ tim; đuổi kịp trình độ tiên tiến nhất trên thế giới; thành công trong việc chế vacxin xa-bin phòng bại liệt bằng nguyên liệu trong nước, sản xuất vacxin BCG “chết” phòng lao, không phải để trong tủ lạnh, tác dụng như BCG “sống”, bảo đảm thuốc phòng lao rộng rãi cho nhân dân.
Chúng ta nhiệt liệt biểu dương thành tích cảu cán bộ các ngành khoa học, kỹ thuật.
Phong trào thi đua “Ba nhất” trong quân đội, công an nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ đã thu được nhiều thành tích to lớn. Trên cơ sở không ngừng nâng cao nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, quân đội ta đang tiến lên làm chủ khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại, làm cho quân đội ta vừa có sức mạnh vô địch về chính trị, tư tưởng, vừa có một uy lực mạnh mẽ về vật chất kỹ thuật. Việc rèn luyện kỷ luật quân đội cách mạng, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ, điều lệnh và chế độ có nhiều tiến bộ rõ rệt. Quân đội, công an nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ luôn luôn nâng cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu khiêu khích, phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ và bè lũ Ngô Đình Diệm, tích cực bảo vệ trật tự an ninh, bảo vệ thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngoài ra còn tích cực tham gia xây dựng và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, củng cố hậu phương.
Chúng ta nhiệt liệt biểu dương thành tích của quân đội, công an nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ đã gian khó rèn luyện, tích cực bảo vệ sản xuất, bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc.
Phong trào thi đua “Ba tốt” trong ngành thương nghiệp đã động viên cán bộ và nhân viên các ngành nội thương, lương thực, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân, cải tiến phương thức kinh doanh, hạ phí tổn lưu thông, bảo quản tốt hàng hóa.
Ngành nội thương đã có nhiều tiến bộ trong phục vụ sản xuất, đẩy mạnh công tác thu mua, thực hiện việc phân phối hàng hóa có kế hoạch, tổ chức bán hàng lưu động phục vụ đồng bào miền núi, công nhân các xí nghiệp, công trường và các vùng nông thôn. Ngành ngoại thương đã tích cực tăng thêm các nguồn hàng xuất khẩu, giải quyết được khó khăn trong việc nhập thiết bị máy móc, nguyên liệu, vật liệu cho nhu cầu phát triển sản xuất.
Phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” trong ngành giáo dục đã đạt nhiều thành tích trong việc xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa, phát triển các lớp bổ túc văn hóa, vỡ lòng, mẫu giáo.Thực hiện phương châm kết hợp học với hành, kết hợp học tập với lao động sản xuất, sinh viên, cán bộ các trường đại học, trường chuyên nghiệp đã tích cực phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và phục vụ sản xuất ở cơ sở.
Phong trào thi đua “cải tiến kỹ thuật, cải tiến công tác, cải tiến tổ chức” trong ngành y tế đã thu được nhiều thành tích trong việc xây dựng bệnh viện, mạng lưới y tế ở xí nghiệp, nông thôn, thành thị, trong việc nâng cao kỹ thuật giải phẫu, sản xuất dược liệu thuốc chữa bệnh. Ngành y tế đã mở rộng phong trào học tập y tá Trần Xuân Đậu, tận tụy phục vụ người bệnh, chữa bệnh đến cùng, còn nước còn tát.
Phong trào thi đua trong ngành văn hóa đã đạt được nhiều thành tích trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn, phản ảnh hiện thực hoạt động sản xuất của nhân dân lao động, tổ chức phong trào văn hóa quần chúng ở cơ sở.
Phong trào thi đua “Ba cải tiến” trong nhiều cơ quan sự nghiệp hành chính đã chuyển biến tốt. Nhiều cơ quan đã tinh giản bộ máy, cải tiến nghiệp vụ công tác và lối làm việc, đi sát cơ sở, tích cực phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Các anh chị em làm công tác nấu ăn, giữ trẻ, làm vệ sinh đã hăng hái thi đua nêu cao tinh thần phục vụ.
Chúng ta nhiệt liệt biểu dương thành tích của cán bộ nhân viên trong ngành thương nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa, các cơ quan hành sự nghiệp, hành chính.
Thưa các đồng chí,
Thực tế phong phú đã chứng tỏ phong trào thi đua yêu nước là đòn xeo thúc đẩy toàn bộ hoạt động kinh tế, văn hóa của nước ta phát triển mạnh mẽ, bảo đảm thực hiện vượt mức và toàn diện kế hoạch nhà nước. Nhờ có phong trào thi đua của đông đảo quần chúng năm 1961 đã mở đầu thắng lợi của kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Giá trị sản lượng của công nghiệp và thủ công nghiệp tăng 10% so với năm 1960, trong đó công nghiệp quốc doanh tăng 18%. Nhiều ngành công nghiệp quan trọng đã phát triển khá nhanh như cơ khí tăng 59,9%, điện lực tăng 29,8%, nhiên liệu tăng 19,5%, hóa chất và phân bón, cao su tăng 56,5%, khai thác và chế biến gỗ tăng 38,3%, vải tăng 10,8%, giấy tăng 65,3%. Công tác xây dựng cơ bản cũng được mở rộng với nhịp độ khá nhanh. Trong năm 1961, chúng ta đã xây dựng mới và mở rộng xong 21 công trình công nghiệp trên hạn ngạch.
Trong năm 1961, mặc dù hạn hán và sâu bệnh, nông dân ta đã thu hoạch được 5 triệu 53 vạn tấn lương thực, tăng 18,2% so với năm 1960. Nhiều loại cây công nghiệp tăng khá nhanh như: Bông hạt tăng 35%, lạc tăng 27,8%, mía tăng 15,1%, thầu dầu tăng 36,8%, thuốc lá tăng 94,6%.
Nhờ có phong trào thi đua phát triển mạnh, sản xuất tăng lên, đời sống nhân dân ta được cải thiện thêm một bước. Trong nông thôn, số ngày công của xã viên đã tăng lên từ 130 ngày đến 150 ngày (năm 1960 có 103 ngày). Một số hợp tác xã đã đạt thu nhập cả năm khá cao, bình quân mỗi đầu người từ 1200 đến 1400 ki lô thóc.
Nhiều hợp tác xã đã tăng tích lũy gạo gấp hai, ba lần so với năm 1960, thu nhập của xã viên được nâng cao hơn trước.
Để cải thiện đời sống của công nhân, viên chức, cán bộ, trong năm qua, Chính phủ đã ban hành chế độ bảo hiểm xã hội, làm thêm nhiều công trình phúc lợi, nhà ở, tăng cường công tác y tế. Do sản xuất công nghiệp và công tác xât dựng cơ bản mở rộng, nhiều người đến tuổi lao động có việc làm, thu nhập của nhiều gia đình công nhân, viên chức, cán bộ được tăng thêm.
Thi đua là trường học vĩ đại đào tạo con người mới. Những tư tưởng mới của chủ nghĩa xã hội đang thấm sâu vào quần chúng lao động ở nước ta, làm giàu thêm những đức tính quý báu của nhân dân ta. Ở mọi ngành, mọi nơi, nổi bật lên nhiều tấm gương lao động anh hùng quên mình, kiên trì phấn đấu vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Trong việc thực hiện kế hoạch năm 1961, về nông nghiệp cũng như về công nghiệp, chúng ta đã gặp nhiều khó khăn, nhưng phong trào thi đua vẫn phát triển mạnh mẽ chưa từng có và đã thu được những thắng lợi to lớn. Điều đó nói lên gì, nói lên rất rõ là quần chúng lao động nước ta có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội nồng nàn, có sức sáng tạo và năng lực kiến thiết rất to lớn. Nó nói lên tính hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Chỉ chế độ xã hội chủ nghĩa mới tạo điều kiện cho người lao động phát huy được khả năng sáng tạo to lớn của mình, xây dựng đất nước, xây dựng đời sống ấm no, tươi vui, hạnh phúc.
Phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ, và thu được những thắng lợi to lớn, vì phong trào đó phát triển trên cơ sở nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở tự giác của hàng triệu quần chúng lao động, vì chúng ta có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch.
Chúng ta đầy lòng tin tưởng phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ta sẽ tiếp tục phát triển sâu rộng, mạnh mẽ, trở thành cao trào thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và giành được những thắng lợi to lớn hơn.
II. MẤY BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thưa các đồng chí,
Từ thực tế phong phú của phong trào thi đau, chúng ta cần rút ra những kinh nghiệm để tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục những nhược điểm và thiếu sót của phong trào không ngừng tiến lên, bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1962 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Kinh nghiệm của phong trào có rất nhiều. Ở đây chúng ta chỉ nêu lên mấy bài học kinh nghiệm có ý nghĩa phổ biến cho mọi ngành và mọi người lao động.
1. Dù khó khăn đến đâu, có nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thần phấn đấu dũng cảm thì nhất định thi đua thắng lợi.
Lòng yêu nước là truyền thống vẻ vang của nhân dân ta. Do có lòng yêu nước nồng nàn, dân tộc ra đã quật khởi làm cách mạng tháng Tám thành công và kháng chiến thắng lợi.
Hồ Chủ tịch đã dạy “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”. Vốn giàu lòng yêu nước, nhân dân ta đã nhiệt liệt hưởng ứng lời dạy của Hồ Chủ tịch, luôn luôn hăng hái thi đua thực hiện mọi nhiệm vụ.
Miền Bắc nước ta chuyển lên thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu rõ: “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, phải có nhiệt tình xã hội chủ nghĩa, hăng hái làm việc, lao động quên mình để xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Những thắng lợi của công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, quan hệ sản xuất mới được hình thành, các ngành kinh tế và văn hóa phát triển nhanh chóng, đời sống của nhân dân ta được cải thiện bước đầu đã phát huy mạnh mẽ nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, làm cho nhân dân ta tăng thêm tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Những hành động cực kỳ tàn bạo của đế quốc Mỹ và bọn bán nước Ngô Đình Diệm đối với đồng bào ta ở miền Nam, càng khắc sâu căm thù của nhân dân ta đối với chúng, càng làm cho nhân dân ta tăng thêm lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thiết tha với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Do nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta và các anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua đã phấn đấu dũng cảm, tận tụy làm việc, lao động quên mình, nêu cao tinh thần làm chủ đất nước, tinh thần cần kiệm, tự lực cánh sinh, biết đặt lợi ích của tập thể, của tổ quốc lên trên hết. Chúng ta có rất nhiều gương sáng về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Anh em công nhân tổ lò cái I, thăm dò địa chất ở Tây bắc, dũng cảm dùng sức người đưa 40 tấn máy móc lên núi Cô – di – san hiểm trở, cao gần 2000 thước để thăm dò, phát hiện tài nguyên giàu có của tổ quốc. Đồng chí Phùng Văn Bằng, vì lợi ích của tổ quốc, của chủ nghĩa xã hội, đã tự nguyện tạm xa cuộc sống êm ấm của gia đình, cảnh sinh hoạt tươi vui của thành phố, đi chăm sóc những cây đèn biển, dù gió to sóng lớn vẫn chèo thuyền đi thắp cho được những đèn bị tắt để bảo vệ an toàn cho tàu bè qua lại. Đồng chí Cao Lục, người nông dân yêu nước, đã xung phong vào bộ đội chiến đấu bảo vệ đất nước, khi hòa bình, đồng chí lại tích cực xây dựng hợp tác xã, vận động xã viên chấp hành đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng chí Trần Đình Bính, một cán bộ quân sự, khi học tập thì chăm chỉ gương mẫu, được bầu là chiến sĩ thi đua của nhà trường, khi tham gia tiêu phỉ thì nêu cao tinh thần vượt khó khăn gian khổ, dũng cảm chiến đấu, truy kích địch, chấp hành đúng chính sách dân vận, địch vận. Đồng chí Lò Thị Hiếng, người nữ dân quân miền núi, do có lòng yêu nước nồng nànm đã vượt những khó khăn về phong tục tập quán, vận động phụ nữ vào dân quân, vận động thanh niên đi bộ đội, tích cực luyện tập quân sự, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ trị an.
Kể sao cho hết những tấm gương dũng cảm, lao động quên mình của nhân dân ta, các anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua. Dù gặp nhiều khó khăn, gian nan, nguy hiểum, nhưng có nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, luôn luôn phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của cách mạng, các anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua của chúng ta có đầy đủ sức mạnh và tài năng để cống hiến thật nhiều cho tổ quốc. Nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là nguồn sức mạnh vô tận đưa phong trào thi đua tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn.
2. Gắng công học tập khoa học kỹ thuật, phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm thì lập được thành tích lớn.
Mục đích của phong trào thi đua yêu nước hiện nay nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội, mà năng suất lao động là điều kiện quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Năng suất lao động tăng lên không ngừng thì sản xuất mới phát triển mạnh và đời sống của nhân dân mới được cải thiện không ngừng. Nhưng lao động thế nào để có được năng suất cao? Kinh nghiệm thực tế đã cho ta thấy, người nào, đơn vị nào gắng công học tập khoa học kỹ thuật, luôn luôn phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ra sức áp dụng kỹ thuật tiên tiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, thì sẽ đạt được năng suất lao động cao và lập được thành tích lớn.
Công nhân và cán bộ nhà máy cơ khí Duyên hải hăng hái thi đua cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cho nên năm 1961 đã hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước, bằng hơn ba lần kế hoạch năm 1960. Tổ sản xuất vành bánh ở xưởng sửa chữa xe hơi Hòa Bình đã liên tục cải tiến kỹ thuật, từ sản xuất thủ công tiến lên sản xuất toàn bằng máy móc, hạ thời gian lao động mỗi bộ vành bánh từ 220 giờ xuống 41 phút. Đồng chí Vũ Xuân Thủy, chăm chỉ học hỏi chuyên gia Liên Xô và áp dụng kỹ thuật tiên tiến điều khiển máy xúc, đã đưa năng suất mỗi ca từ 1300 thước khối lên 2560 thước khối. Đồng chí Châu văn Huy, cố gắng học tập kỹ thuật, từ người thợ nay trở thành cán bộ kỹ thuật giỏi, nghiên cứu và áp dụng thành công việc bơm hơi khô vào dây cáp điện thoại, một công việc đáng lẽ kỹ sư giỏi mới làm được. Đồng chí Huỳnh Văn Tiến ở mỏ than Thống Nhất có sáng kiến cải tiến tổ chức lao động và bố trí quy trình khai thác hợp lý đã giảm bớt 25 người làm, đưa năng suất của lò mỗi ngày từ 50 tấn lên 135 tấn.
Nhiều hợp tác xã nông nghiệp tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn như đủ nước, nhiều phân, giống tốt, cày sâu, cày dày hợp lý, đúng thời vụ, phòng trừ sâu bệnh, cải tiến công cụ lao động, đã đạt năng suất thu hoạch khá cao. Hợp tác xã Việt Trung (ngoại thành Hà Nội), hợp tác xã Hòa Loan (Vĩnh Phúc) đạt năng suất 31 tạ một hécta. Đồng chí Phạm Duy Chúc ở hợp tác xã La Thiện (Phú Thọ) do chịu khó nghiên cứu, thí nghiệm việc cải tạo đất, áp dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn, đã đưa năng suất mỗi sào từ 30 ki lô lên 115 ki lô.
Trong các ngành thương nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa, các cơ quan sự nghiệp hành chính nơi nào có phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức và lối làm việc đều thực hiện vượt mức kế hoạch, hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ kịp thời sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổ khoa sản ở bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, với tinh thần phục vụ nhân dân không điều kiện, có sáng kiến hợp lý hóa tổ chức lao động và cải tiến kỹ thuật đã thực hiện vượt mức kế hoạch 112% tỷ lệ tử vong trong các trường hợp khó khăn chỉ bằng 1 phần 4 mức quy định.
Trong hàng ngũ các chiến sĩ thi đua, chúng ta thấy có những người chưa được học nhiều, nhưng do có nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và có kinh nghiệm lao động đã phát huy nhiều sáng kiến có giá trị lớn về kinh tế và kỹ thuật. Đồng chí Trần Thị Hảo mới học lớp 3, nhưng luôn luôn nghĩ cách hợp lý hóa thao tác, đã tăng năng suất lao động 200%; đặc biệt là đồng chí đã có sáng kiến bỏ bớt một máy in trong dây truyền sản xuất, giảm được người làm việc mà năng suất của tổ lại tăng hơn trước. Đồng chí Lý Văn Du, làm tài xế xe lửa, mới học lớp 4, đã sáng tạo ra phương pháp lái xe kéo vượt tải trên đường dốc, mức quy định kéo 180 tấn, đồng chí đã đạt 450 tấn, có chuyến kéo tới 1050 tấn; đồng chí còn cải tiến nhiều bộ phận trong máy, tiết kiệm được nhiều than mà sức máy lại khỏe hơn. Đồng chí Phạm Ngọc Chức, một nông dân miền núi vào làm công nhân khai thác gỗ, trong hơn 7 năm đã có 125 sáng kiến lớn nhỏ về chặt gỗ, vận chuyển gỗ, đặc biệt đã làm được một xe tải gỗ đưa năng suất kéo của một trâu lên bằng 4 trâu, nhờ đó lâm trường Yên cát đã rút bớt 83 trâu kéo. Từ những kinh nghiệm thực tế đó, chúng ta thấy rằng khoa học kỹ thuật không phải là thần bí cao xa. Một khi đã được giải phóng, với ý thức làm chủ xã hội, quần chúng lao động có rất nhiều khả năng nắm được khoa học, kỹ thuật và thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng khoa học về kỹ thuật.
Tuy nhiên, ta cần nhận rõ, khoa học, kỹ thuật không phải là công việc đơn giản, muốn nắm vững được khoa học, kỹ thuật tiên tiến, thực hiện cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh phải có tinh thần gian khổ lao động và học tập, phải vừa có lý thuyết khoa học, kỹ thuật, vừa có kinh nghiệm thực tế. Lê nin nói: “Phải hiểu rằng việc điện khí hóa không thể do những người mù chữ thực hiện và nó đòi hỏi cái gì khác hơn là những kiến thức thô sơ”. Các đồng chí anh hùng và chiến sĩ thi đua, nếu trình độ hiểu biết về khoa học, kỹ thuật còn non kém, chắc sẽ tự thấy khó phát triển tài năng trước những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao. Chúng ta đều công nhận rằng thành công nổi tiếng về mổ gan, mổ tim của giáo sư y khoa Tôn Thất Tùng sẽ không thể có được đối với người có trình độ khoa học thấp kém. Việc tạo ra nhiều giống cây nông nghiệp có năng suất cao là kết quả của một quá trình bền bỉ nghiên cứu khoa học và cần cù thí nghiệm của bác sĩ Lương Đình Của.
Vấn đề khoa học, kỹ thuật có ý nghĩa rất và tác dụng rất lớn đối với thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn biến đổi nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa khoa học tiên tiến, nhất thiết chúng ta phải nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và phải thực hiện cuộc cách mạng về kỹ thuật trong các ngành kinh tế quốc dân. Nhưng tới nay không phải bất cứ người nào, nơi nào cũng có ý thức đầy đủ về vấn đề đó.Việc học tập và áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật trong nhiều xí nghiệp, công trường và hợp tác xã chưa được sâu rộng, chưa thành ý thức phấn đấu thường xuyên của cán bộ và quần chúng. Một số công trường vẫn còn tình trạng thi đua theo lối “dốc sức” trong từng đợt ngắn. Trong các hợp tác xã nông nghiệp, các biện pháp kỹ thuật liên hoàn chưa được thực hiện rộng rãi. Tư tưởng bảo thủ, tập quán lạc hậu vẫn còn khá phổ biến. Nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến, nhiều kinh nghiệm sản xuất tốt, nhiều sáng kiến có giá trị vẫn chưa được cán bộ chú ý hướng dẫn áp dụng và chưa được số đông quần chúng hưởng ứng. Việc học tập, phổ biến khoa học, kỹ thuật và kinh nghiệm, sáng kiến chưa được coi trọng đúng mức, thiếu tổ chức chặt chẽ. Những thiếu sót đó đã hạn chế việc phát huy sức sáng tạo, hạn chế thành tích của phong trào thi đua, chúng ta cần phải ra sức khắc phục.
Những sáng kiến nảy nở trong phong trào thi đua chứng tỏ sức sáng tạo của quần chúng vô cùng to lớn. Mỗi bước tiến lên của công chức xây dựng cơ sở vật chất và kũ thuật của xã hội chủ nghĩa càng tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo to lớn đó. Chúng ta không ngừng bồi dưỡng sức sáng tạo của quần chúng, tạo mọi điều kiện cho quần chúng phát huy sáng kiến để không ngừng nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất.
3. Phong trào thi đua tập thể phát huy sức sáng tạo to lớn của quần chúng và là trường học đào tạo con người mới.
Năm 1661, phong trào thi đua tập thể trong tất cả các ngành đều phát triển lên một bước mới.
Những đơn vị có phong trào thi đua tập thể cao đều phát huy được nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất hoặc công tác. Các tổ, đội lao động tiên tiến đều tình nguyện phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa của ngành công nghiệp có từ 12 sáng kiến đến 38 sáng kiến, tổ nào cũng hoàn thành kế hoạch nhà nước trước thời hạn từ 10 ngày đến 164 ngày. Rất nhiều sáng kiến là của tập thể. Nhiều sáng kiến của cá nhân, lúc đầu thực hiện không thành công, khi biết kết hợp với trí tuệ của tập thể, đã trở thành sáng kiến lớn. Ví dụ: Tổ trạm 6.600 vôn ở nhà máy điện Hà Nội, năm 1661 có 30 sáng kiến, 70 kiến nghị hợp lý hóa; hầu hết là của tập thể; đặc biệt có sáng kiến làm máy thổi bụi trong trạm điện cao thế, trước đây đã có người nghĩ ra nhưng không thực hiện được, tổ mang ra thảo luận tập thể, kết quả là chế được máy thổi bụi rất tốt, tiết kiệm được nhân công, mỗi năm lợi được 72000 đồng.
Trong nông nghiệp, nơi nào tổ chức được thi đua tập thể giữa các tổ đội, giữa các hợp tác xã đều gây được khí thế thi đua sôi nổi, thực hiện được nhiều biện pháp kỹ thuật, đạt được năng suất cao.
Trong phong trào thi đua tập thể biểu hiện trong phong trào “Ba nhất”: nhiều nhất, đều nhất, giỏi nhất, không những có cá nhân giỏi mà cả tập thể giỏi, phù hợp với yêu cầu chiến đấu của quân đội ta.
Phong trào thi đua tập thể đã trở thành trường học rất tốt để đào tạo con người mới, con người xã hội chủ nghĩa. Những đơn vị tiên tiến, đặc biệt những tổ, đội, đang phấn đấu trở thành những tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa, đã nêu cao tinh thần tập thể và tình hữu ái giai cấp, có kế hoạch giúp đỡ nhau tiến bộ mau chóng về kỹ thuật, giúp đỡ người chậm tiến thành người tiên tiến. Có nhiều người mắc thói hư tật xấu lâu ngày tưởng không sao sửa chữa được, nhưng được tập thể hết lòng hết sức giúp đỡ, nay trở thành người lao động tốt, có người trở thành chiến sĩ thi đua.
Việc giáo dục, xây dựng con người mới trong các tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa cho chúng ta thấy quần chúng có nhiều khả năng tự giáo dục rèn luyện, và phương pháp lấy quần chúng, lấy việc làm giáo dục quần chúng có rất nhiều hiệu quả.
Các tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa còn đề cao tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ tổ bạn, đơn vị bạn, phổ biến kinh nghiệm tiên tiến, xung phong nhận việc khó khăn, nhường thuận lợi cho bạn, hoặc cử người tiên tiến sang giúp đơn vị bạn, nhận người chậm tiến về đơn vị mình để đào tạo thành người tốt.
Phong trào thi đua tập thể đã kết hợp được trí tuệ của cá nhân với trí tuệ của tập thể, phát huy tác dụng của người tiên tiến dìu dắt người chậm tiến, tạo nên sức chiến đấu mạnh mẽ và khả năng sáng tạo vô tận để vượt mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Đó là đặc điểm của thi đua lao động xã hội chủ nghĩa.
Phong trào thi đua tập thể phát triển trên cơ sở quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được xây dựng ở miền Bắc nước ta và trên cơ sở của sản xuất mới, có sức sống rất mạnh mẽ và khả năng sáng tạo vô tận để vượt mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Đó là đặc điểm của thi đua lao động xã hội chủ nghĩa.
Phong trào thi đua tập thể phát triển trên cơ sở quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được xây dựng ở miền Bắc nước ta và trên cơ sở của sức sản xuất mới, có sức sống rất mạnh mẽ. Chúng ta đánh giá rất cao tác dụng của phong trào thi đua tập thể, tác dụng của các tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa, các tổ, đội lao động tiên tiến, các đơn vị quân đội “Ba nhất”. Những đơn vị đó là nòng cốt, là đầu tầu của phong trào thi đua xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay phong trào thi đua tập thể trong các xí nghiệp, công trường phát triển chưa đều, chưa rộng. Trong nông nghiệp và thủ công nghiệp, phong trào các tổ, đội tiên tiến chưa được coi trọng đúng mức. Phong trào phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa đang có sức mạnh cổ vũ, hấp dẫn đông đảo quần chúng tham gia. Nếu được cán bộ lãnh đạo chú ý hướng dẫn và khuyến khích sẽ có rất nhiều tổ, đội vươn lên, hăng hái thi đua với các tổ, đội đi trước.
Công nhân, nông dân, thợ thủ công, nhân viên của chúng ta vốn giàu lòng yêu nước, lại được nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, nên không ai muốn kém ai trong công việc phục vụ tổ quốc, ai cũng muốn tiến lên cống hiến thật nhiều cho chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta tin tưởng quần chúng sẽ hăng hái xây dựng ngày càng nhiều tổ, đội lao động tiên tiến, tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa, làm cho khắp miền Bắc nước ta ở đâu cũng có những tập thể lao động thi đua xây dựng xã hội chủ nghĩa.
4. Chủ nghĩa anh hùng mới thấm sâu vào quần chúng càng động viên cổ vũ quần chúng hăng hái tiến lên lập thành tích lớn.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một dân tộc anh hùng, phong trào thi đua yêu nước đã phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc ta, đã đào tạo ngày càng nhiều người con ưu tú của tổ quốc, những người có tư tưởng của chủ nghĩa anh hùng mới. Đó là những anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua, đó là những người có mặt ở đại hội này và hơn hai vạn người nữa ở khắp mọi nơi.
Tại Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, Hồ Chủ tịch đã nói: “Người anh hùng mới là anh hùng tập thể, là người không mặc cả với kháng chiến, với dân tộc, là người luôn luôn tự hỏi mình là đã tăng năng suất được bao nhiêu, đã làm lợi cho kháng chiến, cho dân tộc thế nào?”. Đồng chí Trường Chinh cũng nêu rõ: “Người anh hùng mới là người có lập trường giai cấp rất vững, luôn luôn trung thành với nhân dân, vì quần chúng nhân dân mà phấn đấu, có tinh thần phụ trách trước cơ quan lãnh đạo và trước quần chúng, không vì lợi ích của cá nhân mình mà quên lợi ích của đoàn thể, của nhân dân”.
Các anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua xuất sắc lần này chính là người có những đức tính của chủ nghĩa anh hùng mới mà trước đây Đảng và Hồ Chủ tịch đã giáo dục. Trong thời kỳ cách mạng của xã hội chủ nghĩa, qua những người anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua, chúng ta thấy chủ nghĩa anh hùng lao động mới có những đặc điểm gì?
a) Các anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua ngày nay chính là người có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội nồng nàn, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, luôn luôn đặt lợi ích của tổ quốc lên trên lợi ích riêng, tận tụy phục vụ nhân dân không ngại khó khăn gian khổ, lao động quên mình không suy tính thiệt hơn, cốt sao làm lợi cho dân, cho nước. Đó là những đức tính cơ bản của người anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua.
b) Chủ nghĩa xã hội xây dựng trên cơ sở một nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Người lao động của chế độ xã hội chủ nghĩa phải có trình độ khá về văn hóa, khoa học, kỹ thuật. Anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua là người chịu khó học tập khoa học kỹ thuật tiên tiến, dám nghĩ, dám làm, mạnh bạo áp dụng khoa học, kỹ thuật, không ngừng cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh. Người anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua phải khiêm tốn, đi sâu học hỏi quần chúng, học tập trong thực tế, chống tư tưởng bảo thủ, mê tín, giáo điều.
Đường lối, chính sách của Đảng là kim chỉ nam cho dân tộc ta tiến lên. Các anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua có được những cống hiến lớn cho nhân dân, cho cách mạng là do nắm vững được đường lối, chính sách của Đảng và quyết tâm phát huy tài năng, trí tuệ của mình nhằm thực hiện cho được đường lối chính sách ấy.
c) Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, mọi người đều sinh hoạt làm việc trong một tập thể, cả nước là một tập thể lớn, xí nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất là những tập thể nhỏ. Anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua là người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, lo lắng công việc của tập thể hơn của bản thân mình, xung phong gương mẫu nhận những công việc khó khăn, nhường thuận lợi cho bạn, hết lòng giúp đỡ mọi người, nêu gương sáng về tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa. Tập thể tiến bộ là cơ sở của anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua. Đồng thời do hết lòng hết dạ phấn đấu vì lợi ích của tập thể, của nhân dân, các anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua được tập thể tin yêu, quý trọng.
Đó là ba đặc điểm lớn của người anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ta đã tạo được nhiều người như vậy.
Đồng chí Hồ Xuân Tuyên mới làm nghề đánh cả biển. Thông thường thì ban ngày tàu ra khơi, tối tàu vào bến nghỉ, khi gió to thì tàu phải nghỉ hẳn. Nhưng đồng chí Tuyên có sáng kiến đánh cá ngay trong mùa gió, dù gặp nhiều khó khăn gian khổ, nửa đêm phải vượt sóng ra khơi, ở liền ngày đêm ngoài biển, chịu đựng gió to sóng lớn, ăn không ngon, ngủ không yên, đồng chí vẫn quyết tâm khắc phục và đã tìm ra được nơi có nhiều cá, cải tiến kỹ thuật đánh cá, thực hiện vượt mức kế hoạch. Đồng chí đã hết lòng giúp đỡ những anh em chậm tiến, xây dựng đội tàu từ chỗ kém, nay trở thành đội lao động xã hội chủ nghĩa..
Đồng chí Lê Văn Toán, người nông dân đã từng là chiến sĩ thi đua giết giặc trong thời kỳ kháng chiến. Sang thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng chí Toán lại dũng cảm lao động, nghĩ kế hoạch biến Nghị quyết của Trung ương Đảng thành cơm áo của nông dân, vận động nông dân đập đê khoanh vùng để biến ruộng đất bỏ hoang thành ruộng tốt, cải tiến guồng nước và đóng thật nhiều guồng để chống úng: nước sông sắp phá đê, đồng chí Toán dùng thân mình bịt chỗ nứt để người khác tìm đất đắp lại. Nung vôi, nuôi cá v.v…là những việc trước đây đồng chí Toán không biết nhưng do quyết tâm cho nên đã làm được. Đồng chí Toán đã xây dựng hợp tác xã từ chỗ thiếu ăn, hàng năm phải mua của nhà nước 12 tấn gạo, nay đã có thóc bán cho nhà nước.
Đó là một vài điển hình về người anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua, những con người mới của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thông qua phong trào thi đua yêu nước, chúng ta hãy làm cho đông đảo quần chúng lao động thấm nhuần chủ nghĩa anh hùng mới, đào tạo ngày càng nhiều những con người mới cho tổ quốc.
Trên đây, chúng ta đã nêu lên mấy bài học kinh nghiệm của phong trào thi đua. Đó là những bài học mà bất kỳ người nào, tập thể nào hiểu được, vận dụng được đều đạt được những thành tích xuất sắc và to lớn.
III. ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC, PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH THẮNG LỢI KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC NĂM 1962 VÀ KẾ HOẠCH NĂM NĂM LẦN THỨ NHẤT
Thưa các đồng chí,
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng và Chính phủ, đứng đầu là Hồ Chủ tịch, với nhiệt tình thi đua yêu nước của giai cấp công nhân, nông dân và toàn thể nhân dân ta, nhờ sự giúp đỡ hết lòng của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, chúng ta đã đạt được nhiều thành tích to lớn. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã thu được thắng lợi có tính chất quyết định. Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chiếm ưu thế trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp và nông nghiệp phát triển với tốc độ khá nhanh, các ngành kinh tế khác ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Nhưng nhìn chung, nền kinh tế của nước ta vẫn còn thấp kém, đang tồn tại một số khó khăn và thiếu cân đối. Nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, năng suất ruộng đất quá thấp, thu hoạch chưa vững chắc, do đó chưa bảo đảm lương thực, thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp phát triển. Công nghiệp nặng còn nhỏ yếu, chưa đủ sức trang bị kỹ thuật hiện đại cho nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, xây dựng cơ bản và các ngành kinh tế khác. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp chưa bảo đảm được nhu cầu vật phẩm tiêu dùng của nhân dân. Trình độ khoa học kỹ thuật và công tác quản lý kinh tế của chúng ta còn non kém, chưa tiến kịp yêu cầu.
Tình hình trên đây đặ ra cho chúng ta một yêu cầu cấp thiết là phải thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng nhanh năng suất lao động xã hội, nâng cao không ngừng đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Đại hội toàn quốc lần thứ ba của Đảng ra quyết định nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đảng cũng đã đề ra nhiệm vụ của kế hoạch năm năm lần thứ nhất là: phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội Đảng, hội nghị Trung ương Đảng lần thứ năm đã đề ra nhiệm vụ và phương hướng phát triển nông nghiệp trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước và nâng cao đời sống nhân dân, phấn đấu sau năm năm đưa mức sống của xã viên lên ngang với mức sống của trung nông lớp trên hiện nay, thay đổi bộ mặt nông thôn mới, làm cho nông nghiệp trở thành cơ sở vững chắc để phát triển công nghiệp. Hội nghị lần thứ bảy vừa qua của trung ương Đảng đã bàn về nhiệm vụ và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và nhiệm vụ phát triển công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta là: xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhằm giải quyết tốt vấn đề ăn, mặc, ở, thuốc men, học tập của nhân dân và bảo đảm củng cố quốc phòng.
Nghị quyết của Đại hội Đại hội Đảng và Nghị quyết của các hội nghị trung ương Đảng chỉ đường cho nhân dân ta chiến thắng lạc hậu và nghèo khổ, xây dựng đời sống ấm no, khỏe mạnh tươi vui và hạnh phúc.
Hăng hái thi đua yêu nước là quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi những nghị quyết đó, thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước, đồng thời là thiết thực phục vụ công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Toàn Đảng, toàn dân ta cần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước tiến lên một bước mới, trở thành một cao trào cách mạng sôi nổi, mạnh mẽ, phấn đấu hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch năm năm lần thứ nhất, trước mắt là kế hoạch nhà nước năm 1962. Muốn làm tròn nhiệm vụ nói trên chúng ta phải làm gì?
1- Nâng cao nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta đã sang năm thứ hai của kế hoạch năm năm. Phải có quyết tâm cao, vươn lên thật mạnh mẽ, ra sức phấn đấu hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch năm 1962, tạo cơ sở bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Mọi người cần nâng cao nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nâng cao tinh thần làm chủ, tiến lên giành nhiều thắng lợi mới trong phong trào sản xuất và xây dựng.
Ý chí quyết tâm của chúng ta không chỉ thể hiện bằng nhiệt tình lao động mà còn phải có những biện pháp cụ thể và tích cực về kỹ thuật, về kinh tế, về tổ chức quản lý, và phải nghiêm chỉnh, khẩn trương thực hiện đầy đủ những biện pháp đó. Phải thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Kế hoạch 10, biện pháp 20, quyết tâm 30”
Phải phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc gì có thể tự mình làm được thì quyết tâm vượt mọi khó khăn, cố gắng làm bằng được, làm cho tốt. Phải khai thác mọi tiềm năng sẵn có và tiềm tàng của con người, của máy móc của ruộng đất, rừng núi, sông biển nước ta. Trong sản xuất, chú ý nâng cao sản xuất và hạ giá thành, tiết kiệm sức lao động, tiền vốn, nguyên liệu, vật liệu, giữ gìn máy móc, công cụ, chăm sóc trâu bò béo khỏe; trong đời sống cũng cần tiết kiệm việc tiêu dùng. Tích cực thực hiện tốt cuộc vận động “nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, chống tham ô, lãng phí, quan liêuy.
Các đồng chí anh hùng, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến, các hợp tác xã tiên tiến, các tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa và tổ, đội tiên tiến phải làm gương mẫu và khuyến khích, thúc đẩy mọi người, sản xuất “nhiều, nhanh, tốt, rẻ” bảo đảm an toàn lao động, giữ gìn kỷ luật lao động và luôn luôn đề cao cảnh giác, bảo vệ nội bộ, bảo vệ sản xuất.
2- Ra sức học tập khoa học, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất.
Trung ương Đảng và Chính phủ đã định rõ phương hướng của các ngành trong việc học tập khoa học, kỹ thuật, tiến hành cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Những phương hướng đó là nội dung chủ yếu của phong trào thi đua yêu nước trong năm 1962 và trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Cần động viên, tổ chức đông đảo quần chúng công nhân, nông dân đi sâu vào học tập kỹ thuật, văn hóa, ra sức áp dụng kỹ thuật mới, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất.
Việc cải tiến kỹ thuật phải đi dần từng bước, nhưng phải có tinh thần vươn lên mạnh mẽ, tích cực thực hiện cuộc cách mạng về kỹ thuật trong khắp các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là trong nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ bản, giao thông vận tải.
Để tiến hành cải tiến kỹ thuật, việc quan trọng trước mắt là phải xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể, các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể, thích hợp với hoàn cảnh của mỗi nơi, nhưng phải chú ý bổ sung và nâng cao dần lên.
Các trường đại học, học viện, các cơ quan và cán bộ làm công tác khoa học, kỹ thuật cần tập trung lực lượng nghiên cứu giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật do tình hình của nước ta đề ra, nhằm phục vụ thiết thực và kịp thời nhiệm vụ phát triển công nghiệp và nông nghiệp trong kế hoạch năm năm này. Cán bộ khoa học, kỹ thuật phải đi sát cơ sở và kết hợp chặt chẽ với phong trào thi đua của quần chúng.
Cần phát triển và củng cố các chi hội phổ biến khoa học, kỹ thuật trong các xí nghiệp, công trường, thành lập các tổ khoa học, kỹ thuật trong các hợp tác xã nông nghiệp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động áp dụng khoa học, kỹ thuật. Đặc biệt trong các xí nghiệp công trường phải hết sức đẩy mạnh việc bổ túc nghề nghiệp và đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật.
Chúng ta ra sức ủng hộ, khuyến khích và bồi dưỡng những mầm non, những sáng tạo mới, hết lòng giúp đỡ những người có sáng kiến. Các sáng kiến, sáng chế, phát minh cần phải được nghiên cứu chu đáo, qua thí nghiệm, xác minh, kết luận rồi áp dụng và phổ biến rộng rãi, kịp thời.
3- Đẩy mạnh phong trào thi đua tập thể
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ngày càng được mở rộng và củng cố, nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của quần chúng mỗi ngày được nâng cao, tạo điều kiện tốt cho phong trào thi đua tập thể phát triển mạnh mẽ, mà hướng tiến lên của nó là xây dựng các tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa.
Tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa là tập thể lao động thi đua có thành tích xuất sắc, nêu cao tinh thần tận tụy, dũng cảm lao động, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Toàn tổ luôn luôn cố gắng phát huy sáng kiến, áp dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, đạt năng xuất lao động cao, dẫn đầu và làm nòng cốt trong việc hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch sản xuất hoặc công tác đơn vị. Toàn tổ đề cao tinh thần trách nhiệm tập thể đối với công việc của mỗi tổ viên, làm cho mỗi người đều đạt năng suất lao động cao, khuyến khích và giúp đỡ nhau tiến bộ, trong tổ không còn người chậm tiến. Toàn tổ đều tích cực học tập và tiến bộ không ngừng về chính trị, kỹ thuật, nghiệp vụ, văn hóa và có tinh thần tương trợ, hợp tác xã hội chủ nghĩa với các đơn vị bạn.
Trong điều kiện hiện nay, phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa chưa phải là mức phấn đấu phổ biến của đông đảo các tổ, đội lao động trong khắp các ngành, nhất là trong khu vực kinh tế, tập thể. Cần phát triển và củng cố các tổ, đội tiên tiến, đó là những tập thể thi đua đạt năng suất lao động khá, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất hoặc công tác nhưng tỷ lệ chưa cao lắm; sáng kiến tuy chưa nhiều và còn nhỏ, nhưng đã cố gắng áp dụng kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Trong công nghiệp và trong các ngành sự nghiệp hành chính, thông qua cuộc vận động hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cuộc vận động “Ba cải tiến”, cần phát triển củng cố các tổ, đội tiên tiến trên cơ sở đó đẩy mạnh phong trào phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa.
Trong các hợp tác xã nông nghiệp và thủ công nghiệp, phát triển mạnh mẽ phong trào thi đua giữa các tổ, đội, giữa các hợp tác xã, xây dựng các tổ, đội sản xuất tiên tiến, các hợp tác xã tiên tiến, dần dần tiến tới mở rộng phong trào phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa.
Trong quân đội, thông qua cuộc vận động xây dựng quân đội nhân dân tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy và hiện đại, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giành danh hiệu “Ba nhất”, đào tạo nhiều đơn vị giỏi về các mặt.
Phải kết hợp chặt chẽ các phong trào thi đua của công nhân, nông dân, bộ đội, nhưng phải có nội dung thiết thực, tránh mắc bệnh hình thức.
Về trách nhiệm của lãnh đạo:
Để phát huy lực lượng to lớn của quần chúng và phục vụ tốt cho phong trào thi đua sản xuất và xây dựng, các tổ chức Đảng, chính quyền, công đoàn, thanh niên, phụ nữ phải tăng cường chỉ đạo phong trào thi đua, ra sức cải tiến công tác quản lý, chăm lo cải thiện điều kiện lao động và đời sống của quần chúng. Đó là yêu cầu cấp thiết hiện nay, phải được chú ý giải quyết cho tốt. Phải kiên quyết sửa chữa tình trạng cơ quan và cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyển biến chậm về tư tưởng và tác phong, coi nhẹ việc chỉ đạo và phục vụ phong trào thi đua của quần chúng. Phải nhận thức thật sâu sắc là trong điều kiện của nước ta, việc tăng cường và cải tiến công tác chỉ đạo thực hiện có tầm quan trọng rất lớn đối với phong trào thi đua và bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước. Trước hết phải coi trọng công tác giáo dục tư tưởng và đi sâu chỉ đạo về kinh tế; kỹ thuật, chú trọng phát triển và củng cố chi bộ, các tổ chức công đoàn, thanh niên và phụ nữ.
Phong trào thi đua đã xây dựng được nhiều con người mới, con người xã hội chủ nghĩa. Con người mới, con người xã hội chủ nghĩa lại làm nòng cốt, đầu tầu trong phong trào thi đua của đông đảo quần chúng. Cho nên một nhiệm vụ quan trọng đề ra cho các cấp Đảng ủy, các ngành, các địa phương và các cơ sở là phải luôn luôn chú ý phát hiện, bồi dưỡng các anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến. Đó là lớp người mới của giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân ta trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta phải ra sức bồi dưỡng, mạnh dạn giao việc cho các anh chị em đó, thiết thực giúp đỡ và tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng. Lớp người mới này là vốn quý báu của tổ quốc ta, góp phần xây dựng đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật vững mạnh của nước nhà.
Các Bộ, các cơ quan quản lý kinh tế, xí nghiệp, công trường, các hợp tác xã có trách nhiệm đối với công đoàn, đoàn thanh niên nghiên cứu đề ra các yêu cầuvà chương trình, kế hoạch cụ thể về cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, và động viên, tổ chức quần chúng thi đua. Cần sửa chữa khuyết điểm như kêu gọi, động viên chung chung, phát động thi đua rồi không theo dõi, hướng dẫn hoặc áp dụng kinh nghiệm vận động thi đua của các nơi khác một cách máy móc, hình thức. Phải đi sâu vào phân tích những khâu yếu của sản xuất và hướng dẫn quần chúng giải quyết những vấn đề kinh tế, kỹ thuật cụ thể trong từng thời gian. Hết sức coi trọng các sáng kiến của quần chúng, kể cả những sáng kiến nhỏ, khắc phục tư tưởng bảo thủ, ngại khó, thiếu tin tưởng quần chúng.
Tăng cường và cải tiến công tác chỉ đạo quản lý kinh tế, quản lý sản xuất và xây dựng, đó là trách nhiệm trực tiếp của thủ tướng các Bộ, các Tổng cục, của Chủ tịch Ủy ban hành chính địa phương và giám đốc các xí nghiệp, công trường và hợp tác xã, tăng cường kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Phải giải quyết tốt, kịp thời các vấn đề về kế hoạch, về thiết kế, cố gắng bảo đảm nguyên liệu, vật liệu, đồ phụ tùng, kịp thời giúp đỡ những cơ sở giải quyết những khó khăn về kỹ thuật. Phải nghiên cứu để ban hành sớm và cải tiến các chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật.
Đẩy mạnh phong trào thi đua, cải tiến tổ chức, cải tiến công tác, cải tiến lề lối làm việc trong các cơ quan ở các ngành trung ương và địa phương, trong các bộ môn hành chính, nghiệp vụ của xí nghiệp, công trường, hợp tác xã để phục vụ tốt cho sản xuất và xây dựng.
Phải kết hợp việc nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa với việc vận động đúng đắn nguyên tắc khuyến khích vật chất, kết hợp việc thực hiện các chế độ phúc lợi, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội với việc vận động quần chúng thiết thực tự tổ chức cải thiện đời sống. Phải chú ý sinh hoạt văn hóa và giải trí, quản lý chặt chẽ việc hội họp và học tập, bảo đảm cho mọi người có thì giờ nghỉ ngơi, vui chơi và học tập có hiệu quả.
Các đồng chí anh hùng và chiến sĩ thi đua thân mến,
Các đồng chí từ các xí nghiệp, công trường, hợp tác xã, các đơn vị lực lượng vũ trang, các viện nghiên cứu, các cơ sở thương nghiệp, văn hóa và phục vụ xã hội về dự Đại hội tiêu biểu cho cả phong trào thi đua yêu nước rộng lớn của toàn dân ta.
Thành tích của các đồng chí làm vẻ vang cho gia đình và cơ sở của các đồng chí, đồng thời làm vẻ vang chung cho cả tổ quốc ta.
Thành tích của các đồng chí làm cho Hồ Chủ Tịch vui lòng, nhân dân phấn khởi, đồng bào miền Nam tin tưởng.
Thành tích của các đồng chí là những chiến công đầu tiên của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, thời kỳ nhân dân ta thật sự làm chủ nước nhà, nối nghiệp ông cha ta mấy nghìn năm mở mang đất nước, giữ gìn bờ cõi, tiếp tục sự nghiệp của các vị tiên liệt cách mạng hy sinh xương máu để có ngày nay.
Thành tích của các đồng chí phát huy truyền thống anh hùng của những chiến sĩ Ba Đình, Yên Bái, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bắc Sơn, Ba Tơ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Điện Biên Phủ.
Thành tích của các đồng chí là thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lênin hành động, của đạo đức cộng sản chủ nghĩa như lời Hồ Chủ tịch đã nói “đã qua Đảng ta thấm vào toàn dân ta”, là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp thuộc về bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ nhiệt liệt biểu dương các đồng chí, và trao cho các đồng chí trách nhiệm làm nòng cốt, làm đầu tầu để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của toàn dân ta tiến lên giành những thắng lợi mới.
Muốn làm trọn trách nnhiệm vẻ vang nhưng hết sức nặng nề ấy, các đồng chí không được thỏa mãn với thành tích đã đạt được. Các đồng chí phải không ngừng cố gắng công tác để phát huy thành tích, nêu cao hơn nữa đạo đức và tác phong mới, ra sức chấp hành lời dạy của Lênin: “Học, học nữa, học mãi”, học tập chính trị, học tập văn hóa, khoa học, kỹ thuật, dốc lòng học tập các đồng chí chuyên gian bạn, khiêm tốn học tập quần chúng, biết suy nghĩ và rút kinh nghiệm để phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến công tác nhiều hơn nữa.
Đảng khuyến khích chúng ta ra sức học tập để không ngừng nâng cao năng lực sáng tạo của mình. Học tập có mặt gian khổ của nó, nhưng phải học, vì không học thì không thể tiến kịp với yêu cầu của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Điều quan trọng nhất là các đồng chí cần luôn luôn gắn mình với quần chúng và phong trào và quần chúng ở cơ sở. Tuyệt đối giữ vững những mối liên hệ máu thịt đó. Anh hùng và chiến sĩ thi đua xa rời quần chúng thì làm thế nào mà phát huy tác dụng đầu tầu của mình được. Hơn nữa, không thật sự gắn với phong trào, không hòa mình giữa những người lao động khác, không học tập được những kinh nghiệm, sáng kiến dồi dào của tập thể thì anh hùng và chiến sĩ thi đua sẽ chẳng khác gì bông hoa cắm lọ độc bình, chẳng bao lâu sẽ tàn héo vì không luôn luôn được bồi dưỡng bằng chất tươi lành của đất.
Trong các đồng chí hôm nay về dự đại hội, có những đồng chí hàng chục năm liền được bầu làm chiến sĩ thi đua. Đó là những tấm gương rất lớn để mọi người học tập về tinh thần thi đua bền bỉ, liên tục.
Nhiều đồng chí còn đang tuổi thanh niên, các đồng chí tiêu biểu cho thế hệ mới đầy triển vọng của nước nhà. Ưu điểm lớn nhất của thanh niên là hăng hái tiếp thu nhạy bén cái mới. Mong các đồng chí không ngừng phát huy ưu điểm ấy của người thanh niên mới.
Các đồng chí anh hùng và chiến sĩ thi đua thân mến,
Đảng tin cậy các đồng chí, nhân dân tin yêu các đồng chí. Đối với người lao động, không gì hạnh phúc bằng được cống hiến nhiều nhất cho sự nghiệp của nhân dân, của Đảng.
Thưa các đồng chí,
Đại hội lần này biểu dương những thành tích to lớn và tổng kết một số bài học kinh nghiệm của phong trào thi đua yêu nước, của giai cấp công nhân, nông dân ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Trên cơ sở những thắng lợi mới, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua tiến tới thành một cao trào quần chúng quyết tâm hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch nhà nước năm 1962 và kế hoạch năm năm lần thứ nhất, đưa miền Nam tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta đẩy mạnh phong trào thi đua với Duyên hải, với Thành công, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. 210 đơn vị đã giao ước thi đua với Duyên hải, 724 hợp tác xã đã giao ước thi đua với Thành công, đó là tiến bộ mới rất đáng phấn khởi.
Chúng ta đẩy mạnh phong trào thi đua với Đại phong, với nông trường Đông hiếu, ra sức cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, phát triển sản xuất nông nghiệp. Hơn 1 vạn hợp tác xã thi đua với Đại phong, 49 nông trường đã thi đua với Đông Hiếu, chứng tỏ phong trào ngày càng phát triển rộng lớn.
Chúng ta đẩy mạnh phong trào thi đua “Ba nhất”, phát huy truyền thống chiến đấu dũng cảm, bảo vệ trật tự, an ninh, bảo vệ tổ quốc
Chúng ta đẩy mạnh phong trào Bắc Lý, xây dựng nhiều trường “dạy thật tốt, học thật tốt”, đẩy mạnh phong trào rèn luyện cán bộ và nhân viên y tế phục vụ nhân dân vô điều kiện, đẩy mạnh phong trào “Ba cải tiến” trong các ngành sự nghiệp, hành chính để phục vụ tốt hơn nữa cho sản xuất và cho xây dựng.
Hăng hái thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là biểu hiện sâu sắc, cụ thể của tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh thực hiện thống nhất tổ quốc. Mỗi thắng lợi của phong trào thi đua đều cổ vũ mạnh mẽ đồng bào ruột thịt ở miền Nam đang anh dũng đấu tranh đế quốc Mỹ và bọn bán nước Ngô Đình Diệm.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam cùng tiến tới, ngày càng thu được nhiều thắng lợi, nhất định sẽ đưa tổ quốc ta mau đến thống nhất và giàu mạnh.
Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa hết lòng hết sức giúp đỡ chúng ta. Nhân dân thế giới ủng hộ chúng ta. Thắng lợi vẻ vang nhất định thuộc về nhân dân ta.