Danh sách 26 anh hùng lao động

 10120 lượt xem
 

 DANH SÁCH 26 ANH HÙNG LAO ĐỘNG

1. Lê Minh Đức, Trưởng ban rửa và chữa máy Đoạn đầu máy xe lửa Hà Nội. Người con yêu của thành đồng tổ quốc, tấm gương sáng về lao động quên mình.
2. Nguyễn Văn Thường, liên phân đội trưởng đội cầu 2 (Nha giao thông). Người đội trưởng xây cầu dũng cảm và sáng tạo.
3. Trương Sỹ, cán bộ kiểm nghiệm Đoàn xe 101 Sở Quốc doanh vận tải xe hơi (Nha giao thông). “Yêu xe như con, quý xăng như máu”, lái xe hơn 10 vạn cây số an toàn.
4. Nguyễn Hoàng, Phó quản đốc xưởng sửa chữa nhỏ Quốc doanh vận tải sông biển thuộc Cục vận tải thủy. Gương mẫu công tác, quý trọng của công, làm tròn nhiệm vụ.
5. Nguyễn Toản, điện tuyến viên Ty bưu điện Nghệ An. Điện tuyến viên quả cảm và sáng tạo, dựa vào nhân dân, phục vụ nhân dân.
6. Lê Văn Hiển, Trưởng ngành điện Cửa Ông. Người thợ điện 68 tuổi, phấn đấu không mệt mỏi, phục vụ cách mạng không điều kiện.
7. Hồ Xây Dậu, thợ mỏ Cẩm Phả (Hoa Kiều). Thợ mỏ Hoa Kiều, xung phong dũng cảm trong sản xuất, coi Việt Nam là tổ quốc thứ hai.
8. Nguyễn Thị Năm, thợ dệt Nhà máy dệt Nam Định. Hai năm không một ngày nghỉ việc, không một phút để máy chết, không một thước vải xấu.
9. Vũ Thị Tú, công nhân nhà máy dệt Nam Định. Lá cờ đầu của ngành sợi nhà máy dệt Nam Định, đoàn kết tương trợ, tôn trọng kỷ luật.
10. Cao Viết Bảo, công nhân quân giới. Lá cờ đầu của thi đua tập thể, 26 tuổi, 8 năm chiến sĩ thi đua.
11. Nguyễn Phúc Đồng, công nhân quân giới. Không ngừng cải tiến kỹ thuật, chăm đào tạo thợ trẻ, chiến sĩ thi đua 10 năm liền.
12. Đoàn Văn Cẩm, công nhân làm đá ở công trường đá Cảnh Diều. Tự luyện thành thợ giỏi và giúp anh em trau dồi nghề nghiệp.
13. Nguyễn Thị Lượng, cán bộ kỹ thuật công trường đất (Cục công trình Bộ giao thông bưu điện). Cán bộ kỹ thuật làm đất, đá, tiêu biểu nhiệt tình xã hội chủ nghĩa của phụ nữ mới.
14. Phan Tính, cán bộ kỹ thuật thuộc Bộ Thủy lợi và kiến trúc. Làm việc không biết mệt mỏi, phát huy sáng kiến, tiết kiệm cho quỹ công.
15. Nguyễn Tấn Anh, phụ trách cửa hàng thu mua lâm thổ sản thuộc Công ty lâm thổ sản Hải Minh. Cán bộ mậu dịch, thương yêu và tin tưởng nhân dân, dựa vào dân hoàn thành nhiệm vụ.
16. Nguyễn Trung Thiếp, cán bộ bình dân học vụ xã Diễn Bình, Nghệ An. Mười năm bền bỉ diệt dốt, 6 năm chiến sĩ thi đua.
17. Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ. “Lương y kiêm từ mẫu”, áp dụng sáng tạo khoa học tiên tiến vào hoàn cảnh nước ta.
18. Trịnh Xuân Bái, Tổ trưởng tổ đổi công, Thanh Hóa. Một lá cờ đầu của hợp tác hóa và cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp.
19. Nguyễn Công Thiệp, bần nông, Thanh Hóa. Sáu năm chiến sĩ thi đua, biến ruộng chua, đất xấu thành ruộng tốt.
20. Hà Văn Dương, chủ nhiệm Hợp tác xã, Phú Thọ
21. Nguyễn Văn Hợi, Tổ trưởng tổ đổi công, Kiến An. Gương mẫu vận động nhân dân vỡ hoang, chống hạn, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lúa
22. Lò Văn Muôn, nông dân người Thái, khu tự trị Thái – Mèo. Đi tiên phong cải tiến lối canh tác trong dân tộc Thái.
23. Nguyễn Thị Tấn, ủy viên quản trị hợp tác xã nông nghiệp Hải Dương. Vừa sản xuất vừa công tác, chăm lo việc nước, việc nhà.
24. Đinh Văn Xếp, bần nông, người Mường, Phú Thọ. Đảng viên gương mẫu, vận động cả xã vào tổ đổi công và cải tiến canh tác.
25. Hoàng Mỹ, trung nông, Nghệ An. Thi đua không mỏi, biết gom góp và phổ biến kinh nghiệm tích cực chống hạn
26. Nguyễn Thị Khương, bần nông, người Mường, Hòa Bình. Người phụ nữ Mường dẫn đầu phong trào vỡ hoang, dùng phân Bắc, cải tiến chăn nuôi.
 
 
Ý kiến của bạn