Ông Hồ Viết Thắng, thay mặt Chính phủ và Mặt trận lên báo cáo:
Thưa Chủ tịch đoàn,
Thưa các chiến sĩ,
Thưa các đại biểu,
Cuộc hội nghị chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc này là cuộc họp từ xa xưa đến nay chưa từng có. Ý nghĩa quan trọng của Hồ Chủ Tịch đã nói rõ. Nó là kết quả của sự đoàn kết kháng chiến anh dũng của toàn thể quân và dân trong Mặt trận Liên – Việt, của sự lãnh đạo đúng đắn của Hồ Chủ Tịch, của Chính phủ và của đoàn thể. Nó là kết quả của phong trào thi đua ái quốc trong mấy năm nay.
Nhờ có phong trào thi đua, nên trong mọi ngành đã có nhiều thành tích và sáng kiến. Trong phong trào đó, những người tích cực nhất, khéo học hỏi và áp dụng, phát triển kinh nghiệm và sáng kiến của nhân dân nhất, đã trở thành những chiến sĩ thi đua.
Hội nghị này nêu cao thành tích của chiến sĩ tức là nêu cao tinh thần thi đua của nhân dân và đẩy mạnh phong trào thi đua chung tiến lên những bước mạnh mẽ, vững chắc để đạt nhiều thành tích lớn.
Thi hành chỉ thị của Chính phủ và Mặt trận, tôi xin báo cáo tình hình thi đua đã qua, nhiệm vụ thi đua tới và nhiệm vụ của các chiến sĩ.
TÌNH HÌNH THI ĐUA ÁI QUỐC Ở NƯỚC TA
A/- Đánh đổ đế quốc, vua quan, mầm thi đua nẩy nở trong mỗi người:
Dưới thời đế quốc và phong kiến, dân ta có 3 kẻ thù; đói, dốt và xâm lăng. Xâm lăng là kẻ thù nguy hiểm nhất. Vì xâm lăng đẻ ra đời dốt và đói, dốt là đồng minh đắc lực của xâm lăng. Vì vậy trước tiên dân ta nhằm đánh đổ bọn xâm lăng.
Cách mạng tháng 8 thành công, đánh đổ đế quốc, vua quan, chính quyền về tay nhân dân. Mọi người nỗ lực ra sức chống đói và diệt dốt. Cả một sức sống tiềm tàng bị đè nén nay bông lên. Ai nấy đều phấn khởi trong nhiệm vụ mới. Bộ đội luyện tập, công xưởng tấp nập, đồng lúa tốt xanh, lớp học vang tiếng “i tờ”, toàn dân đem hết khả năng vào sản xuất và xây dựng.
Nhưng giặc Pháp lại gây hấn ở Nam Bộ, rồi đến toàn quốc. Hồ Chủ Tịch kêu gọi toàn dân trường kỳ kháng chiến. Toàn dân nổi dậy giết giặc.
Chính nhờ tinh thần quyết chiến, quyết thắng, tinh thần thi đua của toàn quân và dân, và đã cho thực dân Pháp những đòn nặng và đưa đến thắng lợi ở Việt Bắc năm 1947.
B/- Phong trào thi đua được phát động
Việt – Bắc thắng lợi, mọi người phấn khởi, càng nhiệt liệt tham gia kháng chiến. Bộ đội nỗ lực “luyện quân lập công”, công nhân “gây cơ sở phá kỷ lục”, nông dân “tích cực sản xuất”, các cơ quan đoàn thể kiêm thao công tác, sửa đổi lối làm việc.
Nhân đà phấn khởi chung, căn cứ vào nhu cầu công tác, học tập kinh nghiệm quý báu của Liên Xô, Trung Quốc, cuối năm 1947 đầu 1948, Hồ Chủ Tịch, Chính phủ và đoàn thể đã phát động phong trào thi đua yêu nước nhằm: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm và kêu gọi mọi người thi đua “làm nhiều, làm tốt, làm nhanh”.
Thi đua là yêu nước. Dân ta rất yêu nước, nên khi phong trào phát động, toàn dân nỗ lực thi đua. Cả sĩ, nông, công, thương, binh, cả già, trẻ, trai, gái đều hăng hái thi đua, cả một phong trào đang mạnh. Nhưng vì mới ở bước đầu, kinh nghiệm thiếu sót, cán bộ lại chưa quan niệm rõ, nếu thiếu theo dõi, lãnh đạo, do đó phong trào mắc nhiều khuyết điểm:
- Xem thi đua là một công việc riêng ngoài công việc hằng ngày.
- Thi đua không có nội dung cụ thể và ôm đồm nhiều việc vặt.
- Chương trình kế hoạch quá nhiều.
- Các đoàn thể nhân dân chưa thực sự động viên các giới thi đua, cho thi đua là việc của Chính phủ, phó mặc Ban Thi đua.
Sang năm 1949, kháng chiến tiến mạnh sang giai đoạn mới. Nhưng thắng lợi trong nước và của giải phóng quân Trung Quốc càng làm cho nhân dân ta thêm tin tưởng và hăng hái hhown. Do đó phong trào thi đua ái quốc được đẩy mạnh thêm bằng hai cuộc vận động lớn (từ 19/2 đến 19/5 và từ 1/8 đến hết năm 1949) nhằm khẩu hiệu “cơm no, súng tốt, đánh thắng”
Trong bộ đội và du kích “phong trào luyện quân lập công” và “rèn cân chỉnh quân” tiếp tục sôi nổi. Hầu hết quân đội được huấn luyện và kỹ thuật chiến đấu tiến mạnh, một số chiến sĩ mìn, địa lôi xuất hiện.
Công nhân tuy nguyên liệu thiếu, máy móc kém, đời sống thiếu thốn, nhưng cố gắng cải tiến kỹ thuật. Ngô Gia Khảm đã lập được 2 xưởng hóa chất và cải tiến lề lối làm việc, Ngô Văn Phú đã tăng mức 438%. Nhưng khuyết điểm lúc này là thi đua quá mức, số lượng nhiều và chất lượng kém.
Ở nông thôn, ngoài việc tăng gia sản xuất nhân dân thi đua ủng hộ bộ đội, thi đua nộp thuế. Thi đua tản mác và nhẹ phần thi đua sản xuất, nhưng đã có nơi biết kết ợp nên có phong trào dùng phân bắc, tổ chức tập đoàn.
Nhìn chung, sự lãnh đạo thi đua trong mấy năm nay vẫn lung tung. Việc tổng kết theo dõi, động viên chưa có kế hoạch cụ thể và phát động xong rồi thiếu theo dõi.
Năm 1950, trong nước địch thua nhiều trận, ngoài, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân công nhận ta. Những thắng lợi trên kích thích nhân dân ta tích cực chiến đấu vượt mọi khó khăn hơn. Bộ đội vẫn liên tiếp thắng lợi, đẩy tới chiến dịch biên giới tiêu diệt 2 vạn quân địch và mở đường thông với quốc tế.
Phong trào thi đua công nghiệp, càng ngày càng có nề nếp và tiến sâu xuống các xí nghiệp nhiều hơn. Nhiều cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nhân công, nguyên liệu, thì giờ và sản xuất nhiều và tốt hơn. Kết quả làm thêm hàng chục triệu giờ tổng động viên và năng xuất có nơi tăng 1000%. Ở vùng bị tạm chiếm công nhân thi đua phá hoại địch, gây cho địch nhiều thiệt hại.
Trong nông thôn, nông dân đã có ý thức thi đua và có nơi thực tế đã tổ chức thi đua. Nông dân Quảng Ngãi tổ chức thi đua thâm canh, chia làm nhiều đợt và tổ chức tuần lễ giết chuột được hàng triệu con. Liên khu 4 có những cuộc vận động “vụ chiêm chiến thắng” và “vụ mùa chủ lực”. Khu 3 có nhiều chiến dịch “ngô, khoai, sắn vv…”
Đi đôi với phong trào chung, ngành bình dân học vụ tính từ khi thi đua (1948) đã thanh toán thêm 7 triệu người mù chữ, nhưng phong trào chưa thường xuyên bền bỉ.
Do phong trào thi đua mà lẻ tẻ có một số chiến sĩ. Trong thời gian này, phong trào không rầm rộ như trước, nhưng ý thức thi đua đã sâu vào dân và kinh nghiệm thi đua đã khá nhiều, nhưng khuyết điểm chung vẫn thiếu liên tục.
Nói về các ngành thi: bộ đội anh dũng bền bỉ, công nhân tổ chức thi đua khá, nông dân bắt đầu có nề nếp, còn cơ quan trường học còn kém và cán bộ chưa thực sự thi đua. Thanh niên chưa làm nổi vai trò xung phong. Về mặt chỉ đạo chung, thiếu theo dõi, việc khen thưởng không kịp thời.
C/- Năm 1951, phong trào thi đua đã bắt đầu đi vào nề nếp:
Sang năm 1951, quân sự thắng lợi ở biên giới. Đảng Lao động Việt Nam ra đời, Việt Minh Liên Việt thống nhất, khối liên minh Việt Miến Lào thành lập, Chính phủ, đoàn thể mặt trận lại có những chính sách kinh tế, tài chính cụ thể. Chúng ta lại có những kinh nghiệm quý báu của mấy năm thi đua vừa qua và hơn nữa, biên giới mở rộng, kinh nghiệm Trung Quốc đã soi sáng thêm cho chúng ta về tổ chức và lãnh đạo thi đua. Do đó trọng tâm thi đua “sản xuất lập công, đề cao chiến sĩ” được quy định là các ngành chú ý hơn trước.
Mở đầu thi đua là một đợt ngắn sôi nổi để kỷ niệm ngày 1/5 và chúc thọ Hồ Chủ Tịch, từ đó phong trào thi đua đã có đã mới mạnh mẽ rầm rộ và sâu rộng hơn năm 1950. Qua các đợt ngắn, phong trào đã đạt những kết quả cụ thể.
- Quân đội sau những đợt thi đua chỉnh huấn và chiến đấu, đã thực hiện tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng mình và phát triển du kích chiến tranh. Kết quả cụ thể nhất là bộ đội đã đạt được những thành tích oanh liệt ở mặt trận sông Đà, đường số 6, ở dịch hầu và giải phóng thị xã Hòa Bình.
- Công nghiệp vẫn tiến mạnh với phương châm “cải tiến kỹ thuật, trau dồi nghề nghiệp, phát minh sáng chế, sửa đổi lề lối làm việc” ngày một lan rộng. Nên năng xuất có xưởng tiến hàng ngàn và tiết kiệm được hàng chục triệu bạc.
- Phong trào thi đua trong nông dân đã bắt đầu nề nếp, lại được Hồ Chủ Tịch kêu gọi làm “vụ mùa màng thắng lợi” và thu thuế nông nghiệp, nông dân tích cực thi đua, kỹ thuật tiến, năng xuất tăng từ 10%, có nơi 40% và thuế nông nghiệp nhiều chỗ nộp đủ, nhanh và tốt.
- Trong thời kỳ này, bình dân học vụ không rầm rộ và tiến về mặt bổ túc bình dân, nhưng vì nhiều công việc dồn dập nên phong trào không được mạnh mẽ như mấy năm trước.
Năm 1951, tác dụng thanh niên đã được thấy rõ trong thi đua xí nghiệp, quân đội và trong các đội xung phong công tác, thanh niên đã áp dụng kế hoạch cá nhân sửa chữa khuyết điểm để tăng năng suất và thúc đẩy phong trào chung, còn ở nông thôn thì thanh niên chưa nối được vai trò xung phong thúc đẩy.
Nhìn chung, phong trào đã đi vào nề nếp, trọng tâm thi đua đã được nêu rõ ràng, cụ thể là “sản xuất, lập công”. Các ngành đã đề ra phương châm thi đua cho ngành mình. Ý thức thi đua đã khá sâu trong nhiều công xưởng và đơn vị bộ đội, nhưng ở nông thôn còn chưa đều và sâu, ở cơ quan, trường học mới bắt đầu.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG CÁC NGÀNH.
Quân đội ta là quân đội cách mạng nên sẵn tinh thần thi đua từ đầu.
Quân đội ta là một quân đội cách mạng của nhân dân sẵn có tinh thần thi đua giết giặc cứu nước ngay từ khi mới thành lập. Phân đồng các đội viên thuộc những tầng lớp cần lao bị áp bức nên căm thù giặc sâu sắc, quyết vượt khó khăn gian khổ, không phút nào ngừng thi đua giết giặc lập công.
Ngay từ đầu năm 1947, phong trào luyện quân lập công sôi nổi ở trong quân đội đã chứng tỏ tinh thần thi đua tích cực của quân đội. Đến năm 1948, phong trào thi đua ái quốc phát động trong toàn quốc, gây đà thêm cho tinh thần phát triển tiến lên mức cao hơn. Nhưng lúc này bắt đầu, thiếu kinh nghiệm nên chưa đều chưa khắp. Rồi qua các đợt thi đua năm 1949 và 1950, phong trào thi đua ngày một tiến mạnh và thúc đẩy quân đội trưởng thành mau chóng. Nhưng nói chung, tiêu chuẩn chưa rõ rệt, nên khi thi nặng về tác chiến nhẹ về xây dựng, khi thi nặng về cơ quan, nhẹ về đơn vị. Cuối năm 1950, quân sự thắng lợi lớn ở biên giới làm cho quân đội phấn khởi và đẩy mạnh thi đua tiến hơn nữa. Sang năm 1951, những kinh nghiệm vận động lập công của giải phóng quân Trung Quốc soi sáng thêm, đưa phong trào tiến mạnh. Việc tổ chức và lãnh đạo bắt đầu đi vào nền nếp: các tiêu chuẩn lập công được định rõ, các hình thức ghi công, báo công, mừng công giúp cho các cấp kiểm điểm thường xuyên. Sẵn có tinh thần thi đua, lại thêm có phương pháp lãnh đạo cụ thể, tiêu chuẩn rõ rang, trong các đơn vị có tổ 3 người là những điều kiện thuận lợi để phong trào thi đua tiến lên.
Mỗi đợt chỉnh huấn làm cho phong trào tthi đua tiến thêm:
Sau những đợt thi đua chỉnh huấn, tư tưởng cán bộ cũng như đội viên được xác định, phong trào thi đua đã tiến lại tiến vượt bực. Chính quyền là nền tảng để phát triển thi đua và chứng tỏ phong trào thi đua đòi hỏi một sự giáo dục chính trị không ngừng. Những đợt luyện quân lập công năm 1947 đã đưa đến chiến thắng Việt Bắc nhờ phong trào luyện rèn cán chỉnh cờ năm 1949/1950 đưa đến thắng lợi biên giới, trung du và đợt chỉnh huấn hề 1951 đã có chiến thắng hòa bình.
Phong trào thi đua trở thành phong trào quần chúng, lan rộng trong mọi ngành và tiến không ngừng:
Phong trào đã trở thành phong trào quần chúng vì đa số đội viên, nhân viên, cán bộ đều tích cực tham gia, nhất là sau chỉnh huấn, do đó đã đẩy mạnh được tinh thần anh dũng nỗ lực công tác, chiến đấu và học tập, không ngừng trong những đơn vị chiến đấu mà cả các ngành chuyên môn như Quân y, giao thông, Cấp dưỡng…
Tiêu biểu cho phong trào đó là các chiến sĩ trong mọi ngành.
- Về chiến đấu:
Anh La Văn Cầu nhờ bạn đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tục dùng thuốc nổ phá lô cốt địch, gây một phong trào vượt mọi khó khăn, làm tròn nhiệm vụ.
Anh Nguyễn Quốc Trị trong 7 năm đánh 95 trận, một mình giết 204 địch và bắt sống 139 tên, xông pha lựu đạn, 7 lần bị thương không hề lùi bước.
Anh Cù Chính Lan: lúc còn ở nhà là chiến sĩ sản xuất, khi vào bộ đội là chiến sĩ gương mẫu trong chỉnh huấn, khi ra trận là chiến sĩ giết giặc. Ở Hòa Bình đã dùng lựu đạn diệt xe tăng địch, mấy lần bị thương nặng vẫn chiến đấu đến cùng.
Các ngành chuyên môn:
Anh Hồng Quân giao thông viên đã có lần đi 128 cây số trong 19 giờ liền.
Anh Hoàng Cầm do lòng thương yêu binh sĩ đã cùng 4 anh em cấp dưỡng khác, săn sóc 400 thương binh chu đáo.
Anh Đàm Văn Hoạch chiến sĩ quân y đã nêu cao tinh thần phục vụ an hem, đã quên mình vì đồng đội, một mình vừa băng bó vừa cõng 72 thương binh qua đèo dưới làn bom đạn và đại bác của giặc.
Thi đua không chỉ ở các đơn vị chủ lực mà cả ở bộ đội địa phương và dân quân du kích tuy các đơn vị này hoạt động phân tán về nhiều mặt.
Chị Nguyễn Thị Chiên biểu dương tinh thần bất khuất, đánh du kích rất gan dạ và có nhiều mưu trí, đã chỉ huy du kích bắt 204 tên địch, bảo vệ đoàn thể và chính quyền.
Anh Đỗ Đình Phao chiến sĩ địa lôi trong đợt thi đua vừa qua đã phá 10 xe vận tải. diệt 92 ngụy binh và 12 Âu – Phi.
Chị Nguyễn Thị C là cán bộ dịch vận, gan dạ bền bỉ đã huấn luyện 15 thanh niên tung vào làm ngụy binh và vận động 15 gia đình ngụy binh đòi chồng con về.
Tinh thần chiến đấu lập công sôi nổi trong quân đội đã ảnh hưởng đến dân công làm cho mọi người nỗ lực thi đua phục vụ tiền tuyến, nêu cao tình thương yêu binh sĩ và xung phong trong mọi việc mặc dầu gian khổ rét mướt. Trong chiến dịch hòa bình có từng đoàn dân công Việt Bắc đã vác hàng trăm thuyền qua núi cao cho bộ đội vượt sông. Đoàn dân công Hạ Hòa đã vận chuyển suốt 10 đêm không ngủ và hoàn thành nhiệm vụ một cách chu đáo.
Phong trào thi đua đã phát triển không ngừng. Sau một hồi chiến thắng, phong trào lại tiến lên một mức cao hơn và sau mỗi lần bình công, tinh thần đội viên càng thêm phấn khởi; tích cực thi đua gây được nhiều thành tích hơn. Những thắng lợi lớn trong chiến dịch Hòa Bình vừa qua đã chứng tỏ tinh thần phấn khởi và anh dũng đó. Từng Đại đội hay Tiểu đoàn đã cùng nhau xung phong hạ đồn địch, từng đơn vị pháo binh hay công binh không quân đèo cao, sông rộng cố gắng vận chuyển vũ khí để yểm hộ bộ binh, đã sửa chữa hàng trăm cây số đường hay đảm bảo cho hàng Đại đoàn, hàng vạn dân công qua sông đánh địch.
Phong trào càng tiến lên, càng có nhiều chiến sĩ, học tập thành tích các chiến sĩ thi đua tiên tiến:
Nhiều đơn vị đã phát động phong trào học tập gương anh dũng của các chiến sĩ. Trung đoàn 165 học tập chiến sĩ “Hoàng Đỉnh Ký”. Đại đoàn 304 có phong trào “Cù Chính Lan”. Đại đoàn 308 có phong trào “La Văn Cầu”, Quân y Khu 5 có phong trào “Huynh Anh”. Kết quả đã thúc đẩy thêm tinh thần xung phong diệt địch của quân đội, nhất là phong trào “Cù Chính Lan” có ảnh hưởng đến cả dân công về mấy tỉnh ở hữu ngàn Liên khu 3.
Thi đua tăng thêm tinh thần đoàn kết và nêu cao tinh thân kỷ luật trong quân đội và càng phát triển thêm tinh thần cả nước, tình đoàn kết giữa quân và dân:
Thi đua làm cho ý thức tôn cần yêu binh này nọ, ý thức kỷ luật tự giác trong quân đội tăng thêm.
Anh Lê Văn Ái đã nhường cộng sự cho cán bộ chỉ huy, tháo băng của mình để băng bó cho các bạn đồng đội bị thương.
Trong chiến dịch Lý Thường Kiệt, có đơn vị nhịn đói vì chưa tiếp tế kịp, vẫn hăng hái chiến đấu và không hề xâm phạm đến chiến lợi phẩm.
Ngoài ra tính đoàn kết nhất trí giữa quân và dân càng thân thiết hơn. Nhiều đơn vị đã giúp dân trong công việc hàng ngày hay ngày mùa bận rộn.
Nhìn chung, phong trào thi đua trong quân đội rộng, đều khắp và có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến mạnh hơn nữa. Nó sẽ dẫn đầu cho phong trào thi đua chung của toàn quốc và thúc đẩy phong trào chung tiến lên. Mỗi một thắng lợi quân đội ở tiền tuyến đã gây thêm một đà phấn khởi cho các ngành sản xuất ở hậu phương vì mỗi một thành tích của các chiến sĩ tiêu biểu thêm cho sự trưởng thành lớn mạnh của cuộc đấu tranh vũ trang của dân tộc. Kinh nghiệm ghi công, báo công, bình công của quân đội là kinh nghiệm quý báu góp thêm vào việc lãnh đạo thi đua chung của toàn quốc. Phong trào đó đã đạt được những thắng lợi lớn lao chính vì quân đội luôn luôn được Hồ Chủ Tịch, Chính phủ và đoàn thể lãnh đạo và giáo dục, nhờ nhân dân nhiệt liệt ủng hộ. Tuy thế, phong trào củng cố những khuyết điểm cần thuyết phục:
1) Một số cán bộ chưa rõ ý nghĩa thi đua nên chưa thực sự tham gia phong trào thi đua chung.
2) Kinh nghiệm thi đua chưa được kịp thời phổ biến trong các đơn vị cũng như giữa các ngành khác.
3) Việc bình bầu chiến sĩ còn chú ý nhiều về các chiến sĩ chiến đấu, nhẹ về các chiến sĩ chuyên môn hay ít bầu thương binh tu sĩ.
Hiện nay để đẩy mạnh phong trào thi đua tiến lên nữa ở quân đội đang tiếp tục chỉnh huấn để tăng cường giáo dục chính trị, chỉnh đốn chệ độ bình công, báo công, ghi công. Các cấp ủy chú ý lãnh đạo hơn và cán bộ tự mình tham gia thi đua thì phong trào thi đua trong bộ đội còn nhiều thành tích hơn nữa.
B/- THI ĐUA TRONG CÔNG NGHIỆP
Chiến đấu vượt khó khăn, công nhân đã đạt nhiều thành tích trong phong trào thi đua ái quốc:
Trong sản xuất và xây dựng công nhân đã luôn luôn dẫn đầu. Vì sớm giác ngộ, sống tập thể, lại có đầu óc tổ chức, nhất là một khi tự mình làm chủ nhà máy thì chỉ cương quyết hy sinh va óc sáng tạo vô tận của giai cấp tiên phong càng phát triển mạnh.
Phong trào thi đua công nghiệp hiện nay tiến bộ rất nhiều và đã phát triển sâu rộng trong các ngành lao động chân tay và lao động trí óc. Phong trào sở dĩ được rộng rãi là nhờ các công đoàn chú ý tuyên truyền giáo dục, cải thiện đời sống, tổ chức làm việc phục vụ cho công tác sản xuất, lấy thi đua sản xuất để đẩy mạnh các công tác khác. Nhờ vậy, phần lớn công nhân và lao động đã nhìn thấy rõ ý nghĩa chính trị của việc sản xuất và địa vị xã hội cao quý của mình.
Sẵn có tinh thần, lại có phương châm cụ thể cải tiến kỹ thuật, trau dồi nghề nghiệp, sửa đổi lề lối làm việc, phát minh sáng chế, thầm nhuần dần dần đến từng người lao động nên phần đông đã phát huy sáng kiến để tăng năng xuất, cải tiến dụng cụ tiết kiệm nhân lực, vật lực. Ý thức cơ khí hóa, hợp lý hóa cũng nảy nở mạnh mẽ. Nhờ ý thức thi đua cao, phương châm thi đua dựng nền kỹ thuật đã cải tiến.
Chính trong khi sản xuất gặp nhiều khó khăn nhất, thì người lao động càng nẩy nở thêm sáng kiến và giải quyết được những khó khăn đó:
Đặc biệt là ngành quân giới đã được xây dựng và phát triển tuy thiếu thốn về máy móc, nguyên vật liệu, đã thi đua mấy năm nay cung cấp súng đạn cho quân đội hợp với nhu cầu từng giai đoạn. Chính ngành quân giới đã trưởng thành trong thi đua với những chiến sĩ Ngô Gia Khảm, Ngô Văn Phú, Phạm Quang Đang, Trần Đại Nghĩa cùng hàng trăm cán bộ và thợ mới.
Với những sáng kiến đã có người thợ đi sâu vào chỗ tinh vi của nghề nghiệp. Do đó, trong khi thi đua trình độ chuyên môn của công nhân và lao động được nâng cao.
Việc phát huy sáng kiến đã phá óc bảo thủ, bệnh giấu nghề và bệnh cẩu thả trong nghề nghiệp:
Một số công nhân lâu nay tuy lành nghề, nhưng thường hay bảo thủ không chịu đem nghề ra dạy cho thợ trẻ. Những anh chị em công nhân mới thường cẩu thả trong khi làm việc. Tới nay phong trào phát huy sáng kiến làm cho mỗi người thợ cứ hăng hái cải tiến kỹ thuật, thợ già tích cực dìu dắt thợ trẻ, làm cho nghề nghiệp được trau dồi, bệnh cẩu thả giảm đi rất nhiều. Chiến sĩ Cao – Việt biết hội ý hàng ngày với công nhân để sửa chữa sai lầm, kiểm điểm kỹ thuật. Chiến sĩ Lan mỗi khi rèn cái gì đều cố làm sắt tốt để giảm công cho người thợ nguội.
Thi đua đổi mới phương thức làm việc còn làm tiết kiệm cho quốc gia được rất nhiều:
Tiết kiệm được thì giờ (giảm giờ chết) tiết kiệm sức lao động (tranh lối làm việc kiệt sức) tiết kiệm nguyên vật liệu, thực tế đã giải quyết mộ phần khá quan trọng về nguyên vật liệu. Xưởng H52 trong việc rèn xẻng đã tiết kiệm được 6000kg sắt và 15.350 kg than. Riêng tiền than cũng tiết kiệm được 32 triệu đồng. Chiến sĩ quạt xưởng Hoàng Văn Thụ làm guồng nước chảy thay máy làm tiết kiệm được 30 triệu đồng tổn phí về than. Máy đóng cọc của chiến sĩ Cù giảm được 85% sức lao động và bớt được được một phần nhân công đáng kể.
Càng phát minh sáng chế càng liên quan đến mọi ngành và tăng thêm cho công nhân tinh thần thi đua tập thể:
Công nhân đã học tập sáng kiến của nhau, bồi dưỡng và phát triển sáng kiến của nhau. Chính phong trào thi đua đi dần vào tập thể nên người thợ thấy cần sự tương trợ dìu dắt lẫn nhau mới có thể trau dồi nghề nghiệp, phát huy sáng kiến, nhiều nơi đã có những thành hình thức thi đau tiểu tổ như nhóm tam giao, tổ sản xuất vv… để người thợ trau dồi kinh nghiệm giúp đỡ nhau học tập, dìu dắt nhau thi đua. Do đó, nhiều sáng kiến tập thể càng nảy nở. Tiểu tổ Cao Việt Bảo là một tiểu tổ đầu tiên có nộ dung phong phú, biết lập giao ước để tiến hành thi đua tập thể lâu dài.
Để làm cho sản xuất ngày càng dân chủ, các cấp bộ Công đoàn đã tổ chức cho việc nghiên cứu những sáng kiến trong cá buổi học tập, hay các buổi sơ kết, tổng kết thi đua. Đồng thời việc học tập, kỷ luật lao động để trau dồi thêm ý thức người thợ mới cho công nhân và lao động.
Hiện nay ở các xưởng may đã có nề nếp. Hội nghị dân chủ để xây dựng chuyên môn trau dồi tư cách đã phát triển được tinh thần dân chủ trong sản xuất và đề cao kỷ luật lao động.
Thi đua đã tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa công, nông, binh:
Phương pháp học tập dân chủ trong các xưởng làm cho anh chị em lao động trí óc gần gũi hơn với anh chị em lao động chân tay và đã kết hợp được giữa thực tế với lý luận. Công nhân thi đua chính để phục vụ cho bộ đội và sản xuất nông nghiệp. Anh Chức đã tăng năng xuất 241% để bộ đội khỏi thiếu thắt lưng, Cao Việt Bảo tìm cách vượt công lưỡi cuốc chim cho đúng kiểu khi nghĩ đến lúc anh bộ đội sẽ đào cuốc của mình. Công nhân xưởng nông cụ Vĩnh Phúc khi làm ra lưỡi cày đã nói: “Mỗi lưỡi cày chúng ta làm gửi tất cả tấm lòng gắn bó của người thợ với người dân cày”.
Trong khi công nhân và lao động vùng tự do thi đua sản xuất và xây dựng thi công nhân vùng tạm chiếm thi đua đấu tranh phá hoại, chống âm mưu địch.
Do sự khủng bố dã man của giặc, hàng ngàn cán bộ và đoàn viên hy sinh anh dũng cho phong trào đấu tranh càng mạnh. Anh chị em đã phá hoại hàng trăm xí nghiệp và kho tàng của địch.
Ngoài phong trào thi đua sản xuất công nghệm công nhân còn thi đua học tập và tự cải thiện đời sống bằng cách trồng trọt chăn nuôi.
Trong phong trào thi đua nhiều chiến sĩ có nhiều sáng kiến mới tăng mức sản xuất tới những mức rất cao. Trong toàn đợt 1 năm 1951 đã có 1500 chiến sĩ thi đua tiêu biểu cho đủ các ngành với hơn 5.000 sáng kiến lớn nhỏ (từ lao động chân tay đến lao động trí óc, từ người cấp dưỡng cho đến kỹ sư, bác sĩ).
Tiêu biểu cho phong trào thi đua công nghiệp là chiến sĩ Ngô Gia Khảm, người chiến sĩ đã nêu gương sáng và dẫn đầu phong trào thi đua của công nhân và lao động từ trước đến nay.
Nhìn chung, phong trào thi đua công nghiệp đã góp phần lớn trong công việc sản xuất. Nhờ thi đua công nhân đã trau dồi nghề nghiệp phục vụ kháng chiến và tăng cường được đoàn kết mọi tầng lớp. Nhưng phong trào cũng còn những khuyết điểm đáng chú ý:
1) Việc lãnh đạo thi đua chưa được thường xuyên liên tục có khi trong đợt thi đua mang hết sức ra làm, hết đợt thì rời rạc hay trong đợt thì vượt mức nhưng ngoài đợt thì lại sút kém.
2) Hướng dẫn thi đua chưa kịp thời. Phong trào đi dần vào tập thể, tiểu tổ thi đua nảy nở và thiếu sự hướng dẫn của trên nên những kinh nghiệm, sáng kiến chưa được đúc lại để phổ biến cho các nơi được kịp thời.
3) Thi đua trong hai ngành tiểu công nghệ và giao thông vận tải nhất là xưởng tư nhân còn yếu.
4) Sự phối hợp với các ngành còn kém: trong việc vận động tổ chức thi đua Công đoàn phối hợp với chuyên môn còn thiếu và những kinh nghiệm thi đua của công nhân được phổ biến sang các ngành khác kịp thời: Nhất là đối với ngành nông nghiệp.
5) Trong khi bình nghị bầu chiến sĩ nhiều nơi cũng còn xem nhẹ những sáng kiến nhỏ. Cho nên nhiệm vụ công nghiệp hiện nay là ra sức phát triển thi đua trong sản xuất tư nhân, giúp đỡ để thúc đẩy cho thi đua nông nghiệp, tăng cường giáo dục chính trị và kịp thời trao đổi kinh nghiệm với các ngành.
C/- THI ĐUA TRONG NÔNG NGHIỆP
So sánh với phong trào thi đua công nghiệp và bộ đội, phong trào thi đua nông nghiệp khó khăn hơn. Dân cày sống riêng rẽ và đại bộ phận chưa quen với lối làm việc của tập thể, còn nhiều óc bảo thủ, thêm vào trình độ tổ chức còn kém. Sản xuất nông nghiệp hình như phụ thuộc vào thời tiết nhiều. Ngoài ra ở nông thôn không những thi đua sản xuất mà còn nhiều mặt công tác khác, nếu không khéo kết hợp thì thi đua sản xuất bị trở ngại. Tuy vậy phong trào thi đua nông nghiệp cũng có nhiều thắng lợi. Trước tiên, thi đua lợi ngay cho mình và lợi cho nước nhà, nông dân phấn khởi thực hiện. Năm 1951, trọng tâm thi đua đã nhằm chính vào năng xuất. Hồ Chủ Tịch lại kêu gọi nhà nông thực hiện vụ mùa thắng lợi, lấy “nương, rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí”, khẩu hiệu “hậu phương thi đua với tiền phương”. Thêm vào đấy, chính sách kinh tế tài chính của đoàn thể và Chính phủ được cụ thể thêm, càng làm cho nông dân yên lòng và hăng hái sản xuất.
Phong trào thi đua ngày càng đi vào nề nếp, lãnh đạo bắt đầu chấn chỉnh:
Nhờ kinh nghiệm đã qua và kinh nghiệm của công nhân nên cuối năm 1950 đến năm 1951, sự lãnh đạo thi đua được chấn chỉnh và nhằm mấy điểm sau đây: Trước tiên làm cho nông dân thấm nhuần ý nghĩa thi đua: trọng tâm thi đua là sản xuất, lấy cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, đơn vị thi đua lấy tập đoàn hay chòm xóm, lấy tô nông dân làm nòng cốt, đề cao chiến sĩ để đẩy mạnh phong trào, lấy đợt ngắn liên tiếp để phong trào được liên tục.
Nhờ những phương châm đó, thi đua đã đi dần vào nề nếp, nhất là đợt ngắn đã giúp rất nhiều cho phong trào. Sau đó, thi đua bắt đầu có chương trình kế hoạch. Không những khu, tỉnh có kế hoạch mà ngay ở xa, ở tổ nhiều nơi đã có chương trình, đôi nơi lập chương trình cho gia đình. Chiến sĩ Hạnh đã bố trí mọi việc ngăn nắp, cố định việc cho ngày mưa, ngày nắng, có phân công từng người một. Nữ chiến sĩ Tước lại khéo phối hợp việc nhà và việc đoàn thể, tổ chức ngay cả sinh hoạt buổi trưa ở ngoài đồng. Những người có chương trình kế hoạch cụ thể tuy còn ít, những cũng chứng tỏ nông dân đã bắt đầu học hỏi lối làm việc có kế hoạch
Do thi đua nông dân đã tin thêm vào sức lao động của mình:
Tuy sản xuất gặp khó khăn, nhân công bận phục vụ tiền tuyến trâu bò thiếu, dụng cụ thiếu, hạn hán, lụt bão, địch phá hoại nông dân đã cố gắng chiến đấu vượt qua. Óc mê tín đã bớt dần. Trước những thiên tai, nông dân đã thi đua đào mương phái, làm xe đạp nước, giữ đê, tổ chức bắt chuột để chống lại, không cúng lễ cầu đạo như xưa. Trước nạn địch phá, nông dân càng tích cực tranh đấu. Trong vùng tạm chiếm và du kích, nông dân đã tranh đấu giữ từng hạt thóc, củ khoai với giặc. Địch càng tàn phá thì tranh đấu càng tích cực và có nhiều hình thức tranh đấu phong phú. Trong vùng vòng đai trắng, nông dân kiên quyết bám sát ruộng đất, đào hầm ở lại tiếp tục cày cấy làm ăn.
Thi đua phát triển đoàn kết nông dân và tăng cường công, nông, trí, liên, minh:
Chính trong khi vượt khó khăn, nông dân càng đoàn kết chặt chẽ hơn. Thực hiện lời Hồ Chủ Tịch dạy: “Khi thi đua đồng bào nhà nông phải giúp đỡ bằng mọi cách để cùng nhau tiến bộ”. Nhiều hình thức tập đoàn đội công phát triển, một số tiểu tô thi đua xuất hiện. Chính nhờ tập đoàn thi đua đã giải quyết được nạn thiếu công nhân và giúp đỡ thúc đẩy nhau giải quyết những khó khăn khác như: vốn, trâu bò, dụng cụ. Hầu hết các chiến sĩ nông nghiệp đều là đoàn viên của tập đoàn, điều đó chứng tỏ nông dân bắt đầu có ý thức thi đua tập thể.
Trong khi sản xuất, nhờ học tập kinh nghiệm của công nhân, nhờ bộ đội giết giặc để bảo vệ đồng ruộng, làng mạc, công nhân sản xuất nông cụ và các nhà chuyên môn hướng dẫn nên sự liên minh giữa công, nông, binh, trí ngày càng củng cố.
Phong trào thi đua sản xuất đã thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật:
Thi đua làm cho nông dân dần dần sửa đổi lối làm việc cũ, đã chú ý cầy sâu bừa kỹ, làm cỏ bón phân, không những ở miền xuôi mà bắt đầu lan rộng ở miền ngược. Chiến sĩ Bái (Thanh Hóa) đã gây phong trào cấy lúa ít ranh được 400 gia đình theo. Sáng kiến cải tiến nông cụ tuy còn ít nhưng đã bắt đầu. Chiến sĩ Tiếp (Ninh Bình) đa từng dùng răng bừa lưỡi kiếm bửa đất màu và nho đất. Phong trào dùng xe đạp nước ở Bắc Liên khu 4. Trong vùng bị tạm chiếm và du kích thiếu trâu bò nên ở Thái Bình đã chế ra cày trục có dây quấn kéo, ngang sức 1 con trâu và chỉ tốn 1 người khỏe và 2 người vừa. Việc chăn nuôi, năm nay việc phòng dịch, chống rét khá hơn trước. Các chiến sĩ đều chú ý giữ vệ sinh, chăm nom súc vật nên có người 3 năm nay gà, lợn không bị toi dịch, cũng có phương pháp hơn như chiến sĩ Hạnh, chiến sĩ Bạt (Thừa Thiên) vì biết thay đổi chất đất gánh do đổ vào ruộng nên năng xuát tăng tới 120% (5 sào năm ngoái thu hoạch 300 kilo, năm nay thu hoạch 660 ki lô).
Sản xuất đi đôi với tiết kiệm, nhờ sự tổ chức làm ăn được hợp lý và ý thức cải tiến kỹ thuật nên nông dân đã tiết kiệm được nhân công, giống, phân bón, thì giờ. Chiến sĩ Hiến mỗi sào tiết kiệm được 5kg giống, những nơi áp dụng phương pháp cày ít dành tiệt kiệm được 50% số mạ. Có chiến sĩ nhân ngày rỗi rãi gánh phân và cỏ rác ở ngoài ruộng, tiết kiệm được nhân công trong ngày mùa. Chiến sĩ Hạnh còn có sáng kiến phân công cho mọi người khi đi làm về gánh một gánh là để ủ phân, vừa có lợi, vừa tiết kiệm được nhân công. Nhiều chiến sĩ khác vì làm cỏ đúng lúc, bỏ phân kịp thời nên đã tiết kiệm được nhiều phân bón.
Trong phong trào thi đua đã xuất hiện được nhiều chiến sĩ
Các chiến sĩ đều do nhân dân bình nghị lựa chọn từ dưới lên. Hội nghị chiến sĩ nông nghiệp toàn quốc gồm đủ vùng tự do, tạm chiếm, miền ngược, miền xuôi, miền núi, lương, giáo, trai, gái. Thành phần rộng rãi đó chứng tỏ phong trào đã lan khắp nơi và nông dân đã đoàn kết một nhà để sản xuất và giết giặc. Các chiến sĩ năm nay đều có mấy đặc điểm:
- Phần lớn là những người nghèo khổ trước kia, nay nhờ cách mạng mà làm ăn khấm khá lên.
- Các chiến sĩ đều có kinh nghiệm và sáng kiến về mọi mặt, nước, phân, cần giống và nhiều người biết sắp xếp tổ chức làm ăn trong gia đình, biết tiết kiệm, những sáng kiến cải tiến nông cụ còn ít.
- Phần lớn các chiến sĩ ấy đều có chân trong tổ chức tập đoàn đội công, chứng tỏ chiến sĩ đã liên hệ mật thiết với nhân dân, cùng nhân dân làm ăn và nhờ nhân dân giúp đỡ mà có thành tích.
- Tuy nhiều việc lựa chọn chiến sĩ còn nhiều thiếu sót, chưa quan niệm rõ tiêu chuẩn bầu, coi nhẹ tiêu chuẩn liên hệ với nhân dân và ít chú ý đến thành phần thanh niên, phụ nữ. Việc học tập kinh nghiệm và sáng kiến của chiến sĩ chưa được chú ý.
Phong trào thi đua nông nghiệp tuy đã có thành tích, nhưng chỉ mới bắt đầu có nề nếp mà còn nhiều khuyết điểm:
1) Vì chưa nhận rõ ý nghĩa thi đua ái quốc, nên coi nhẹ việc động viên giáo dục chính trị, chưa kịp thời giải đáp những thắc mắc cho nông dân, một số nông dân còn chưa hiểu rõ nhiệm vụ sản xuất là yêu nước.
2) Cũng là vì chưa nhận rõ thi đua phải thường xuyên nên mỗi khi có những công tác lớn đề ra thường coi nhẹ lãnh đạo sản xuất do đó không kết hợp được với công tác trung tâm, phong trào không liên tục.
3) Thanh niên, phụ nữ, nông thôn đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp mà số chiến sĩ thành phần là thanh niên, phụ nữ còn rất ít chưa tiêu biểu đúng vai trò của nó.
4) Việc lãnh đạo thi đua còn nặng về động viên ồ ạt, nhẹ lãnh đạo về tổ chức. Việc đặt chương trình chưa sát, còn dài dòng, phiền phức, đặt rồi không theo dõi nên hình thức nhiều.
5) Nông hội nhiều nơi chưa thực sự lãnh đạo, chưa nắm vững công tác chính là lãnh đạo thi đua sản xuất.
Vì vậy, việc động viên giáo dục nông dân học tập ý nghĩa thi đua, họa tập kinh nghiệm thi đua các ngành, nêu cao thành tích chiến sĩ nhất là chú ý chiến sĩ thanh niên và phụ nữ, nông hội phải thiết thực theo dõi phong trào thi đua làm cho phong trào thi đua nông nghiệp được sâu, rộng, đều.
D/- THI ĐUA DIỆT DỐT.
Đi nhịp với phong trào chung, tháng 7 năm 1948 phong trào thi đua diệt dốt phát động trong toàn quốc. Không khí học tập trong nhân dân càng thêm rầm rộ. Có thể nói phong trào diệt dốt trong thời kỳ này đã phát triển đến cao độ. Các cán bộ, các đơn vị thách thức nhau, các cấp thi đua thực hiện thanh toán nạn dốt cho cá nhân và cho từng địa phương. Trong hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, học phẩm khan hiếm, nhân dân đã cố gắng vượt qua, thi đua tấp nập đi học. Mặt đất, lá chuối là giấy viết, sắn khô, gạch non là bút mực, đình làng, tư gia, điểm chợ đã trở thành những trường học cho mọi người, từ các cụ 7, 80 tuổi đến các em nhỏ 6, 7 tuổi. Trong vùng địch mặc dầu bị khủng bố dã man, nhân dân vẫn tha thiết thi đua học tập, lợi dụng mọi cơ hội, mọi hình thức để học tập. Phong trào tiến mạnh, đến cuối năm 1949 để thanh toán được nạn mù chữ ở một số tỉnh, huyện: khu 3 có các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Việt Bắc có Phúc Yên; khu 4 có Hà Tĩnh; Khu 5 có các huyện miền xuôi Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên.
Do ảnh hưởng phong trào thi đua diệt dốt ở trong nước mà các kiều bào ở hải ngoại (Xiêm, Tân – Dao) cùng thi đua học tập sôi nổi. Theo báo cáo đầu năm 1950, 95% kiều bào ở hai nơi nói trên đã thoát nạn mù chữ.
Sang năm 1950, hầu hết các nam nữ thanh niên ở trung châu và trung du đã thoát nạn mù chữ nên hướng thi đua của bình dân học vụ chuyển sang phát triển dự bị bình dân, đồng thời gấp rút thanh toán nạn mù chữ ở miền núi và gây cơ sở vùng địch. Phong trào kém rầm rộ hơn trước và thiếu giáo viên và thiếu kế hoạch phối hợp với các công tác khác.
Nhìn chung phong trào thi đua diệt dốt sôi nổi ngay từ ngày phát động càng thêm rộng rãi trong nhân dân vì có tổ chức chu đáo và chủ trương được thông suốt từ trên xuống dưới. Kết quả thu được rất lớn: 14 triệu người và nhiều xã, huyện, tỉnh đã thanh toán xong nạn mù chữ. Đó là thắng lợi lớn trên mặt trận văn hóa góp phần và khuếch trương các thắng lợi khác trong phong trào thi đua các ngành. Nhờ phong trào diệt dốt tiến mạnh, các trường tiểu học mở thêm đông, nhân dân càng tiến bộ thêm. Do đó, ý thức và quyền lợi của nhân dân càng giác ngộ cao và phong trào còn có những khuyết điểm:
- Thiếu bề sâu, có nhiều nơi thanh toán còn non khiến nhiều người nghỉ học lâu ngày lại quay lại mù chữ.
- Thiếu hướng dẫn, kiểm tra nên không kịp thời nêu gương cao chiến sĩ diệt dốt.
- Thiếu phối hợp chặt chẽ với các ngành.
Hiện nay cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua diệt dốt, tiếp tục thanh toán nạn mù chữ ở những nơi còn kém và xây dựng bổ túc bình dân để nâng cao văn hóa phổ thông của nhân dân tiến lên.
E/- THI ĐUA Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CƠ QUAN MỚI BẮT ĐẦU CHƯA THÀNH NẾP.
Trường học.
Ngoài việc thi đua diệt giặc dốt, trong các lớp bình dân học vụ, một số trường đã tổ chức những cuộc kiểm thao về mục đích học tập và cải tạo tư tưởng. Trường Ngô Sĩ Liên, Ngô Quyền, Việt Bắc và một số trường khu 4 phong trào sôi nổi, học sinh phấn khởi tham gia. Nhiều học sinh đã xác định rõ mục đích học tập là để phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến chứ không phải học tập là để kiếm việc, kiếm địa vị, đồng thời càng biết rõ 2 nền học vấn cách mạng và phản cách mạng khác nhau thế nào. Nhờ thi đua học tập, kiêm thạo tư tưởng tinh thần đoàn kết giữa giáo sư và học sinh càng thêm mật thiết, nhờ thi đua học tập mà học sinh đã góp phần vào việc xây dựng nền giáo dục nước nhà. Ngoài việc thi đua ở trường, học sinh cũng hăng hái tham gia vào việc sửa đường, đào kênh và các công tác kháng chiến khác. Nhờ phong trào thi đua mà một số nhà trường có học sinh gương mẫu.
Cơ quan.
Lúc đầu quan niệm sai lầm cho chuyên môn là riêng, chỉ thi đua sản xuất và học tập. Cuối năm 1950, nhất là khi phong trào thi đua tăng hiệu suất, chuyên môn bắt đầu, vì mới mẻ nên việc tổ chức và lãnh đạo còn lúng túng và khó khăn nhất trong việc thi đua ở cơ quan là: công việc nghiên cứu chuyên môn chưa có mức cụ thể, nên khó theo dõi, tổng kết. Gần đây nhờ những kinh nghiệm của phong trào thi đua chung, nhất là nhờ kinh nghiệm thi đua của công nghiệp một số cơ quan đã bàn kế hoạch và áp dụng lối ghi công, bình công và tổng kết bằng cách “cá nhân tự thuật, nhóm binh nghi”. Nên việc thi đau đã dễ theo dõi và tiện. Nhất là ở một số cơ quan đã có chỉnh huấn thì phong trào thi đua lại tiến hơn, về mặt ý thức cũng như kế hoạch, các cơ quan đều đã nhận rõ rệt hướng của nó. Phong trào thi đua cơ quan có rất nhiều triển vọng.
Trên đây là xét phong trào thi đua chung các ngành, ta thấy rõ toàn dân thi đua. Nhưng điều đáng chú ý chẳng những nhân dân Việt Nam thi đua, mà các bạn Hoa kiều ở Việt Nam cũng tham gia thi đua hăng hái: thi đua tăng gia sản xuất, thi đua ủng hộ kháng chiến. Trong hàng ngũ chiến sĩ thi đua ta cũng có các chiến sĩ thi đua Hoa Kiều, nhất là các chiến sĩ công nhân Hoa kiều có một tinh thần quốc tế rất cao, mà tiếu biểu là chiến sĩ Vong Dung Hinh, Chẳng những đồng bào ở trong nước mà cả kiều bào ngoài nước cũng tham gia thi đua, tuy ở nước ngoài xa xôi nhưng cũng tự thấy vinh dự được hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, được thi đua như đồng bào trong nước.
Kiều bào Vân Nam thi đua học tập và đoàn kết ủng hộ kháng chiến, cụ Bôn 73 tuổi trời rét cũng chống gậy đi hàng 5, 6 cây số để thăm hỏi kiều bào và tuy mắt kém mà cụ học tập rất đều. Cụ Rung là một công nhân rất sốt sắng với kháng chiến và ủng hộ kháng Mỹ Viên Triều, anh em Trung Quốc trong số Hoa xã bầu cụ làm mô phạm. Còn các kiều bào ở Xiêm, Pháp tuy trong hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn luôn biểu lộ tinh thần thi đua yêu nước.
Như vậy phong trào thi đua đã lan rộng các ngành nên chúng ta đã có đủ chiến sĩ các ngành công, nông, binh, diệt dốt, dân công, cán bộ gương mẫu. Nhìn vào chiến sĩ chúng ta thất có các điểm dưới đây:
a) Thành phần chiến sĩ đủ mọi trong giới. Cũng như trong mọi giới đủ cả các ngành. Chứng tỏ tinh thần đoàn kết thi đua.
b) Tuyệt đại đa số chiến sĩ đều là những người lao động, có nhiều sáng kiến.
c) Các chiến sĩ đều yêu nước, căm hờn, luôn luôn đặt lợi ích chung lên lợi ích riêng.
d) Luôn luôn gần gũi quần chúng, gắn liền với quần chúng, học hỏi quần chúng.
Nhưng vì phong trào mới bắt đầu nên trong việc bồi dưỡng chiến sĩ còn có những khuyết điểm;
a) Chỉ chú ý đến thành tích lớn mà ít để ý đến những kinh nghiệm nhỏ nên chưa nêu được hết chiến sĩ.
b) Khi bầu chưa nắm vững tiêu chuẩn. Có nơi chưa thật được dân chủ và khi bầu không nói rõ trách nhiệm của chiến sĩ.
c) Việc bồi dưỡng và đề cao chiến sĩ còn xem nhẹ, khi thì nêu qua, làm cho chiến sĩ xa quần chúng, hoặc chỉ chú ý đến lúc đầu rồi sau bỏ lỗi.
Do đó, việc đào tạo bồi dưỡng, đề cao chiến sĩ cần phải quy định và các cấp Quân dân chính cần đặc biệt chú ý.
TÓM TẮT THÀNH TÍCH THI ĐUA VÀ NÊU MẤY KINH NGHIỆM LỚN
Nhìn chung phong trào thi đua và tình hình chiến sĩ, chúng ta thấy: Dân ta rất yêu nước và thi đua rất hăng.
Lúc đầu thì lung tung, nhưng ta tích cực thi thi đua vượt khó khăn nên thi đua dã có nhiều thắng lợi.
Trong ngót 5 năm năm thi đua, chúng ta đã có những thắng lợi gì?
- Nhờ thi đua mà bộ đội ta tiêu diệt 20 vạn quân địch
- Nhờ thi đua mà công nhân đã chế tạo được vũ khí cho bộ đội giết giặc và đồ dùng cho quân và dân.
- Nhờ thi đua mà nông dân ta đã tăng gia sản xuất đủ cơm no áo mặc cho quân và dân kháng chiến.
- Nhờ thi đua mà chúng ta có 14 triệu người thoát nạn mù chữ.
Ngoài kết quả cụ thể nêu trên, thi đua còn kết quả lớn nữa là nhờ thi đua mà lòng yêu nước nồng nàn càng thêm, tinh thần đoàn kết càng chặt chẽ thêm. Chính yêu nước nồng nàn và đoàn kết chặt chẽ là yếu tố quyết định thi đua thành công.
Đây là những thành tích, nhưng chúng ta còn nhiều khuyết điểm, Hồ Chủ Tịch đã nêu rõ: “Ngoài bộ đội ra, khuyết điểm chung là thiếu liên tục, rộng, khắp và chưa gần với chính trị.”
Nói cụ thể là:
1. Hướng dẫn thi đua chưa kịp thời và thiếu thống nhất:
Phong trào tiến, nhưng lãnh đạo chưa tiến kịp thời với sự đòi hỏi của phong trào và chưa thống nhất cách đặt chương trình, kế hoạch định tiêu chuẩn cho hợp với từng ngành cũng như cách phối hợp.
2. Chương trình, kế hoạch còn nhiều chỗ chưa sát:
Cũng do cán bộ chưa đi sát phong trào, lãnh đạo còn mệnh lệnh, nên cán bộ thường tự đặt chương trình từ trên xuống, đại khái không do từ người làm tự giác đặt kế hoạch nên kế hoạch có khi đạt cao quá, khi đạt thấp quá.
3. Biết làm nhanh nhưng chưa làm tốt
Trong những đợt ngắn ngày, những đợt “đột kích” vì thiếu giải thích nên từng đợt đem hết sức ra làm nhanh, không chú trọng tiết kiệm nguyên vật liệu, thời giờ, sức lực mà đó lại không tốt.
4. Thi đua thiếu bền bỉ và chưa đều:
Trong công nghiệp còn có tình trạng đem hết sức làm trong đợt đến hết đợt thi đua thì ốm. Tình trạng chung là phong trào khi lên khi xuống vì thiếu động viên giáo dục liên tục và mục tiêu cá ngành không được đều.
5. Chưa thực hiện được sự liên kết chặt chẽ giữa ba phong trào thi đua công nghiệp, nông nghiệp, bộ đội.
Ba ngành chưa thiết thực động viên được nhau bằng những cuộc thách thức, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu thành tích của nhau và thúc đẩy nhau.
Tất cả khuyết điểm trên chính là chưa nhận thức đúng về ý nghĩa chính trị của thi đua.
Trong 5 năm thi đua thành tích ta nhiều mà khuyết điểm cũng nhiều. Nhưng trong cái ưu và khuyết đó ta cũng có nhiều kinh nghiệm. Những kinh nghiệm lớn có thể tóm tắt mấy điểm sau:
1. Phải giáo dục ý nghĩa cách mạng của thi đua, để nâng cao lòng nồng nàn yêu nước và chí căm thù giặc:
Có hiểu rõ ý nghĩa thi đua mới tự giác thi đua, có tự giác thi đua thì thi đua mới có kết quả. Bất kỳ ở đâu, sau mỗi cuộc chỉnh huấn, tư tưởng được thông thì thi đua lại được đẩy mạnh.
2. Có hiểu rõ thi đua là yêu nước, mới thấy rõ việc gì cũng thi đua được, ai cũng thi đua được, mới nhận rõ công việc hàng ngày là nền tảng của thi đua, chứ thi đua không tách rời ngoài công việc hằng ngày được.
3. Công việc hằng ngày là thường xuyên liên tục. Vì vậy bản thân thi đua là một cách làm việc mới, liên tục thường xuyên để hoàn thành nhiệm vụ mình cho tốt và nhanh khi nào cũng phải thi đua. Thi đua chưa liên tục chính là vì ta chưa hiểu rõ ý nghĩa của thi đua.
4. Thi đua phải có kế hoạch tỷ mỷ cụ thể, kế hoạch đó phải từ người làm hiểu biết, vui vẻ vạch lấy thi đua làm mọi kết quả. Kế hoạch vạch ra phải có tập thể giúp đỡ đôn đốc. Thi đua chính là cách thực hiện kế hoạch tốt và nhanh hơn.
5. Nhân dân ham thích thi đua nhưng phải có đoàn thể, chính phủ lãnh đạo thống nhất:
Các đoàn thể nhân dân nhất là công đoàn và nông hội, đơn vị Đại hội và cán bộ phải thực sự tham gia thi đua, thi đua mới kết quả hơn và lãnh đạo mới vững chắc được.
6. Có thi đua thì có chiến sĩ:
Chiến sĩ là kết tinh của nhân dân, bắt nguồn trong tập thể cho nên phải đề cao thành tích chiến sĩ để cho mọi người noi theo học tập chiến sĩ. Đồng thời giáo dục cho chiến sĩ trách nhiệm đối với tập thể, với nhân dân tránh kiêu ngạo, tự mãn. Phải đưa vào chiến sĩ mà đào tạo chiến sĩ.
Căn cứ vào nhận xét trên đây, chúng ta thấy phong trào thi đua hiện nay tuy còn nhiều khuyết điểm nhưng đó là những khuyết điểm trong trưởng thành và hiện đang được sửa chữa, nhưng điều đáng chú ý nhất là phong trào thi đua của ta có rất nhiều triển vọng. Chúng ta tin rằng cuộc Đại hội này sẽ là một đà đẩy mạnh cho phong trào thi đua tiến lên những bước vượt bậc hơn nữa.
NHIỆM VỤ THI ĐUA NĂM 1952
Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chủ Tịch, của đoàn thể và Chính phủ, nhờ lòng nồng nàn yêu nước và đoàn kết của nhân dân, phong trào thi đua trong mấy năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tích. Các cuộc hội nghị chiến sĩ các ngành, nhất là cuộc Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc này càng chứng tỏ điều đó. Chúng ta phải phát huy những thành tích ấy để đẩy mạnh phong trào thi đua tiến tới, thực hiện 3 nhiệm vụ lớn hiện nay.
- Tiêu diệt sinh lực địch
- Tăng gia sản xuất và tiết kiệm.
- Phá chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của địch.
Để làm tròn 3 nhiệm vụ đó, chúng ta đẩy mạnh cuộc thi đua “sản xuất, lập công, đề cao chiến sĩ” năm 1952.
Trong nhân dân thì trọng tâm là thi đua sản xuất và tiết kiệm. Trong bộ đội thì chỉnh huấn và tác chiến.
Đó là mấy nhiệm vụ rất quan trọng và mật thiết với nhau. Không sản xuất thì không có lương thực và vũ khí cho bộ đội chiến đấu giết giặc và bồi dưỡng nhân dân. Không giết giặc thì không tiêu diệt được sinh lực địch và không bảo đảm cho nhân dân sản xuất. Thực hiện sản xuất, lập công tức là thiết thực chuẩn bị chuyển mạnh sang Tổng phản công để đưa kháng chiến đến thắng lợi, góp phần vào bảo vệ hòa bình thế giới.
Về sản xuất và tiết kiệm:
Trọng tâm của kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là sản xuất nông nghiệp, vì nước ta là nước nông nghiệp, nông nghiệp có phát triển được thi mới cải thiện được dân sinh, bảo đảm được nhu cầu kháng chiến, mở mang mậu dịch và tạo điều kiện cho tiểu công nghệ và công nghệ dần dần phát triển.
Sản xuất nông nghiệp tăng năng xuất lúa lên 10% trong nhiều bông, lạc, đỗ tương vác các cây kỹ nghệ như chè, trầu. Phát triển các nghề phụ thu nhập lâm thô sản. Về công nghiệp ngoài việc sản xuất vũ khí để phục vụ tiền tuyến thi chú trọng phát triển vận tải, cải tiến nông cụ và phát triển công nghệ nhất là các nghề chế biến nông sản.
Sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm. Tiết kiệm không phải chỉ tiết kiệm chi tiêu mà cốt tiết kiệm ngay trong khi sản xuất khi làm việc, tức là tiết kiệm sức lao động, thì giờ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, máy móc, làm cho những thứ sản xuất ra tốt mà tốn ít sức, ít thì giờ, nguyên liệu. Tiết kiệm là thúc đẩy phát huy sáng kiến vì tiết kiệm là tìm cách đọ sức, tốn ít giờ mà sản xuất tốt, tức là cải tiến kỹ thuật phát huy sáng kiến sản xuất và tiết kiệm phải gắn liền với nhau. Muốn tăng gia sản xuất phải tiết kiệm. Tiết kiệm mà không tăng gia sản xuất là hạ thấp mức sống của nhân dân. Tăng gia sản xuất mà không tiết kiệm thi không kết quả được.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ sản xuất và tiết kiệm phải đồng thời tiến hành chống tham ô, quan liêu, lãng phí vì nó có hại cho sản xuất và tiết kiệm.
Sản xuất tiết kiệm là trọng tâm thi đua trong nhân dân, Hồ Chủ Tịch chỉ thị phải đặt phong trào sản xuất tiết kiệm là trung tâm của phong trào thi đua ái quốc. Mỗi địa phương, mỗi đơn vị, mỗi gia đình đều nên ký giao ước thi đua thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm của mình để hoàn thành nhiệm vụ chung của Chính phủ.
Ở trong bộ đội chỉnh huấn và tác chiến:
Muốn giết được nhiều giặc, phải tăng cường chất lượng cho bộ đội mà chủ yếu là nâng cao trình độ chính trị cho bộ đội, giác ngộ chính trị là nền tảng để phát triển kỹ thuật, để tiêu diệt sinh lực địch. Vì vậy hiện nay việc chỉnh huấn đề ra rất cấp bách. Nó làm cho cán bộ và đội viên nhận rõ mình dành cho ai, vì sao mà dành, tức là nhận rõ lập trường nhân dân, lập trường kháng chiến nâng cao được ý thức trách nhiệm, tinh thần kỷ luật cho cán bộ và đội viên. Nhưng chỉnh huấn phải đi đôi với lập công. Nếu chỉnh huấn mà không lập công thì không làm được nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch. Trái lại, nếu không chỉnh huấn thì không tăng cường được sức chiến đấu cho bộ đội tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Cho nên giữa hai đợt tác chiến cần tranh thủ thời gian để chỉnh huấn.
Sản xuất, lập công là nội dung chính của phong trào thi đua hiện tại. Nhưng không phải ta chỉ chú trọng hai việc đó mà quên những công tác khác, mà chính mọi công tác phải phục vụ cho sản xuất, lập công mà sản xuất lập công là cốt để đẩy mạnh các công tác tiến, công, nông, trí, trong khi thi đua thực hiện sản xuất và tiết kiệm, đồng thời thi đua học tập, tham gia mọi công tác kháng chiến. Bộ đội ngoài nhiệm vụ luyện quân kết hợp với lập công phải thi đua tăng gia sản xuất, giúp đỡ nhân dân làm ăn và ra sức tiết kiệm súng đạn, chiến lợi phẩm, tiết kiệm sức dân vv… Các cơ quan, trường học cũng phải tùy theo nhiệm vụ cụ thể của mình để đạt kế hoạch thi đua cho thích hợp nhằm đẩy mạnh sản xuất và lập công.
CHẤN CHỈNH VÀ ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA ÁI QUỐC
Trong 5 năm thi đua, ta có nhiều kinh nghiệm. Rút những kinh nghiệm đó, Hồ Chủ Tịch đã huấn thị cho ta về đường lối thi đua rất rõ ràng.
Người nói rõ:
“Mục đích thi đua là diệt giặc đói, giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”
Nội dung thi đua là sản xuất, lập công.
Cách thi đua: Bộ đội thì phát huy quân sự dân chủ, các ngành thì nâng cao kỹ thuật.
Mức thi đua: Làm nhiều, làm tốt, làm nhanh và tiến mãi không ngừng.
Ý nghĩa thi đua: Thi đua là đoàn kết, thi đua là yêu nước, thi đua là bảo vệ hòa bình thế giới, cải tạo con người.
Ngoài những điểm trên, Hồ Chủ Tịch chỉ thị 7 điều thi đua cho thanh niên, đồng thời là chung cho mọi người.
Chúng ta phải nghiên cứu học tập kỹ và thi hành đúng huấn thị của Hồ Chủ Tịch đã nêu lên. Để thực hiện huấn thị của Người, căn cứ những kinh nghiệm thi đua vừa qua, chúng tôi nêu lên mấy vấn đề cần chú ý:
1. Nhận rõ ý nghĩa thi đua ái quốc:
Thi đua của ta là thi đua yêu nước, vì yêu nước mà thi đua. Những người thi đua là những người yêu nước nhất, vì muốn thi đua phải luôn luôn học hỏi để đề cao lòng yêu nước nồng nàn và có yêu nước nồng nàn thì mới thi đua kết quả được.
Thi đua không thể chỉ vì quyền lợi riêng của mình mà phải kết hợp với quyền lợi chung của dân tộc, của kháng chiến.
Vì vậy, phải gắn liền với tập thể, dìu dắt giúp đỡ nhau tiến bộ không cạnh tranh, dìm nhau, không giữ bí truyền.
Thi đua yêu nước là một điều làm việc mới để hoàn thành nhiệm vụ của mình chứ không phải là một công tác riêng biệt.
2. Làm kế hoạch thi đua, ký giao ước thi đua:
Thi đua phải có kế hoạch. Khi mọi người đã hiểu rõ ý nghĩa và nhiệm vụ thi đua thì phải làm kế hoạch thi đua. Kế hoạch thi đua phải rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực, phải làm cho mọi người thấy rằng làm kế hoạch thi đua không khó, ai cũng làm được. Phải giúp đỡ mọi người tự vạch lấy kế hoạch thi đua của mình, trước giản đơn sau dần dần cụ thể. Mọi người có tự vạch lấy kế hoạch thì mới hăng hái thực hiện.
Kế hoạch cá nhân phải có sự giúp đỡ ý kiến của tổ hay nhóm. Kế hoạch gia đình phải do người trong gia đình tham gia. Kế hoạch của tổ hay nhóm phải để toàn tổ hay nhóm xây dựng lên.
Hiện nay lập kế hoạch thi đua cá nhân kết hợp với kế hoạch của tổ cần được đẩy mạnh trong công nghiệp và quân đội và thanh niên. Trong nông nghiệp thì tiến hành kế hoạch thi đua gia đình kết hợp với nhóm, tổ.
Sau khi đã có kế hoạch thì ký giao ước thi đua. Đây là một công tác chính trị rất lớn, nó làm cho nhân dân đoàn kết chặt chẽ lại, cùng giúp đỡ nhau thực hiện nhiệm vụ. Ký giao ước phải có đôi bên tự nguyện đưa vào hoàn thành cụ thể, sự giúp đỡ và cố gắng của đôi bên mà định. Vì vậy phải ký giao ước thi đua giữa ngành này với ngành khác, giữa tổ này với tổ khác để thúc đẩy nhau, giúp đỡ nhau.
3. Làm cho thi đua thường xuyên và liên tục:
Thi đua là một điều làm việc mới mẻ đẩy mạnh công tác hàng ngày, cho nên nó phải thường xuyên. Trong công nghiệp việc sản xuất đã có nề nếp, đã có kế hoạch thường xuyên thì giảm dần những đợt ngắn, mỗi tuần, mỗi tháng có sơ kết, tổng kết. Trong nông nghiệp thì viêc sản xuất mỗi thời vụ một khác, vụ cấy cầy, vụ làm cỏ, bón phân vv… Trong quân sự thì bộ đội có khi đánh, khi nghỉ, khi học tập, cần áp dụng những đợt ngắn liên tiếp và sẽ tổng kết sau mỗi đợt. Nhiều đợt thi đua ngắn liên tiếp làm cho thi đua được thường xuyên. Những ngày kỷ niệm chỉ là những dịp để phát động lấy đà mà thôi chứ không phải chỉ là thi đua trong những ngày ấy rồi lại nghỉ ngơi. Chính vì thi đua là thường xuyên và lâu dài nên phải chú trọng bồi dưỡng sức lực cho nhân dân.
4. Thực hiện ghi công, báo công, bình công thường xuyên để kiểm điểm và nhắc nhở thi đua:
Thi đua cần phải kiểm điểm thường xuyên, có như thế mới luôn luôn theo dõi và nắm được tình hình. Thực hiện lời ghi công báo công tức là mỗi khi mình có thành tích hoặc sáng kiến thì ghi công hoặc báo công trước tổ, trước nhóm trong những buổi sinh hoạt, với người phụ trách, nếu thấy người khác có thành tích khác hoặc sáng kiến cũng ghi và báo công cho người đó. Ghi công, báo công, bình công là kinh nghiệm quý báu của quân đội. Nhờ có thực hiện ghi công, báo công mỗi người đều thấy rõ mình làm được gì, có những ưu khuyết điểm gì, do đó mà cố gắng thêm, phấn khởi thêm, sửa chữa và giúp nhau sửa chữa được kopj thời những khuyết điểm, phát huy và trao đổi kịp thời sáng kiến, kinh nghiệm. Ghi công, báo công là một phương pháp động viên thường xuyên mọi người thi đua, vì vậy các tổ trưởng cần đôn đốc nhắc nhở mọi người thực hiện. Trong quân đội, xí nghiệp, cơ quan, trường học thì có thể ghi công hàng ngày, hàng tuần, còn trong nông nghiệp thì nên ghi công sau những đợt ngắn, như thế hợp với cách làm ăn của nông dân.
5. Phát triển hình thức cá nhân tự thuật kết hợp với dân chủ bình nghị để tổng kết thi đua và lựa chọn chiến sĩ:
Một phương pháp tổng kết thi đua có kết quả là cá nhân tự thuật kết hợp với dân chủ bình nghị. Cá nhân tự thuật là một dịp cho mình thấy rõ thành tích sáng kiến của mình, ưu khuyết điểm của mình, thấy rõ được ý thức thi đua của mình, mẫu tự thuật cần phải đơn giản dễ làm, sát với hoàn cảnh. Khi làm cần phải giúp đỡ cho người tự thuật thấy hứng thú, phấn khởi mà làm.
Bình nghị phải thật dân chủ, thật công bằng, thật thà phê bình tự phê bình nhưng luôn luôn nêu cao ưu điểm dù là ưu điểm nhỏ, làm sao không lựa sót nhân tài và lựa chọn ẩu. Khi bình nghị không phải xét đến những con số, những thành tích mà phải xét đến ý thức và phương pháp thi đua.
Cá nhân tự thuật và dân chủ bình nghị là một cách rất tốt để giáo dục quần chúng và đẩy mạnh thi đua với tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm.
6. Đặt chế độ bầu và khen thưởng chiến sĩ:
Vì thi đua là thường xuyên và liên tục nên việc bầu chiến sĩ cần quy định thành một chế độ theo chương trình kế hoạch của Chính phủ từng thời gian. Phải do nhân dân bầu từ dưới bầu lên trên. Ví dụ: trong quân đội thì tiểu đội lên trung đoàn vv…Trong nông thông thôn thì từ xã lên huyện, tỉnh vv… Khi bầu phải nắm vững những tiêu chuẩn, tiêu chuẩn bầu các chiến sĩ công, nông binh càn có sự thống nhất trong từng ngành nhằm:
- Có thành tích
- Có sáng kiến
- Được quần chúng tín nhiệm
Mỗi ngành cần tiến tới ấn định tiêu chuẩn thật cụ thể cho ngành mình, những người có thành tích đặc biệt về những đặc điểm trong phạm vi toàn quốc sẽ là anh hùng.
Phải tổ chức việc khen thưởng cho xứng đáng và kịp thời. Ngoài việc nhân dân hoan nghênh, khen thưởng, đề cao, cần quy định chế độ khen thưởng chung (bằng huân chương, danh hiệu chiến sĩ, quyền hạn người cấp bằng) hình thức khen thưởng cần chú ý có hai mặt tinh thần và vật chất nhằm mục đích đề cao và đi đôi với giao ước.
Những chiến sĩ nhất, những người được khen thưởng Huân chương trong địa phương, trong đơn vị cần được đề cao trong địa phương hay đơn vị của họ như: trao ảnh họ trong địa phương, mời tham gia các cuộc hội nghị, vào các Hội đồng thi đua. Mỗi khi trong các đơn vị hoặc làng, xã mình có người được khen thưởng, các nơi đó cần tổ chức đón tiếp long trọng, xem đó là mình góp phần và vinh dự chung của nhân dân.
7. Thiết thực lãnh đạo thi đua:
Thi đua là phong trào của nhân dân nên các đoàn thể nhân dân thúc giục theo dõi ngành mình thi đua dưới sự lãnh đạo của đoàn thể và Chính phủ, Công đoàn, Nông hội và bộ đội chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thi đua của ngành mình, còn các đoàn thể thanh niên và phụ nữ thì phối hợp với công, nông, binh để theo dõi thi đua. Ở xã, xí nghiệp, đơn vị bộ đội thì có Hội đồng thi đua. Hội đồng gồm đại biểu chính quyền, các đoàn thể và chiến sĩ thi đua, hội đồng sẽ căn cứ vào chương trình chuyên môn, giúp đỡ theo dõi thi đua nhất là thành tích, kinh nghiệm về các chiến sĩ thi đua. Nhưng muốn lãnh đạo thi đua có kết quả, trước tiên cán bộ phải thực sự tham gia thi đua, học hỏi và thúc đẩy mọi người thi đua. Hiện nay cần chú ý đẩy mạnh thi đua ở nông thôn, xem đó là trọng tâm thi đua vì mỗi hoạt động của ta đều ở nông thông và thi đua ở nông thôn còn chưa đều và khắp.
Trên đây là những điểm quan trọng để lãnh đạo thi đua, cần phải làm cho mọi người hiểu rõ và thực hiện chủ đạo để đẩy mạnh phong trào thi đua tới. Sau đấy nói nhiệm vụ chiến sĩ thi đua.
VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CHIẾN SĨ THI ĐUA VÀ CÁN BỘ GƯƠNG MẪU
Nhiệm vụ thi đua sản xuất lập công là nhiệm vụ chung của toàn dân nhưng trong đó các chiến sĩ thi đua đóng một vai trò quan trọng vì những chiến sĩ là những người do phong trào thi đua đào tạo nên, là những người mới, người tôi trung của nhân dân, con hiếu của tổ quốc: các chiến sĩ là những người hăng hái xung phong dẫn đầu phong trào, là những người cốt cán của phong trào, xung phong thực hiện chính sách của đoàn thể và của Chính phủ và giúp ý kiến cho các cấp lãnh đạo. Cho nên việc bồi dưỡng và đề cao các chiến sĩ thi đua cũng như đào tạo các chiến sĩ thi đua mới là một nhiệm vụ quan trọng của đoàn thể, của các chiến sĩ, của quần chúng nhân dân. Có chiến sĩ thi đua giỏi thúc đẩy phong trào thi đua, tiến mạnh, càng có nhiều chiến sĩ thi đua. Vì vậy mỗi người dân đều có nhiệm vụ đề cao và bồi dưỡng học tập chiến sĩ thi đua. Những người lãnh đạo phải coi những chiến sĩ thi đua là những người công tác chặt chẽ với mình tích cực giúp đỡ cũng như học hỏi kinh nghiệm sáng kiến của các chiến sĩ, luôn bồi bổ và giáo dục chính trị, văn hóa cho chiến sĩ.
Nói về các chiến sĩ, thì các chiến sĩ là những người hăng hái thi đua, đã khéo léo thu lượm áp dụng kinh nghiệm phát huy sáng kiến của nhân dân nên đạt được nhiều thành tích trong phong trào sản xuất lập công, nhờ đó mà được nhân dân tín nhiệm cử lên. Đó là vinh dự cho các chiến sĩ nhưng chính là vinh dự cho nhân dân vì rằng những thành tích, những kinh nghiệm, sáng kiến của các chiến sĩ một phần là do cố gắng bản thân của mình mà có, nhưng chính là kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong và ngoài nước, có nhân dân giúp đỡ mà có. Nếu không có sự giúp đỡ của nhân dân, nếu thi đua tách rời nhân dân và không vì lợi ích của nhân dân thì không thể kết quả. Vì vậy các chiến sĩ cần phải có thái độ khiêm tốn, thành khẩn học hỏi, đoàn kết, cố gắng hơn, thi đua hơn nữa, thi đua mãi.
Chiến sĩ thi đua khá cần tiếp tục nêu gương trong mọi ngành hoạt động, đẩy mạnh thi đua trong các ngành tiểu công nghệ và vận tải, ra sức giúp đỡ nông dân. Chiến sĩ nông dân đã cần cù sản xuất, cải tiến làm ăn, cần cố gắng để học tập để nâng cao chính trị, văn hóa và làm cho nghề cày nước nhà tiến bộ.
Chiến sĩ quân đội càng dũng cảm chiến đấu để bảo đảm cho công, nông, thi đua thắng lợi.
Chiến sĩ các ngành cần nhận rõ là các ngành đều phải nhờ vào nhau. Nông dân làm ruộng mà không có bộ đội giết giặc thì cũng không được, lao động trí óc cũng vậy. Phải nhận rõ thi đua của ta là thi đua tập thể, trong thi đua phải bàn bạc học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ. Các chiến sĩ cần phải làm cho mọi người cố gắng như mình, phải phổ biến kinh nghiệm sáng kiến cho người khác, không những làm cho người ta được như mình mà nên mong mọi người làm được hơn mình. Phải luôn luôn giúp đỡ nhân dân, giải quyết những khó khăn trong khi thi đua và luôn luôn học hỏi dần. Đối với cán bộ cần đoàn kết chặt chẽ, cần luôn hỏi ý kiến và phản ánh tình hình thi đua của mình, của nhân dân, nêu những vấn đề cho cán bộ hiểu rõ để kịp thời giải quyết. Như vậy thực tế các chiến sĩ góp phần vào lãnh đạo chung.
Chúng ta luôn nhớ lời dạy Hồ Chủ Tịch: “Nhiệm vụ của các chiến sĩ thi đua là phải cố gắng mãi, tiến bộ mãi. Phải khiêm tốn và gần gũi với quần chúng. Phải học tập chính trị, phải gắn liền tinh thần thi đua với tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế. Tuyệt đối chớ tự kiêu tự mãn, chớ xa rời quần chúng”.
Hồ Chủ Tịch chú ý đến các chiến sĩ, khuyên bảo các chiến sĩ luôn luôn học hỏi tiến bộ. Đó cũng chính là Người bồi đắp cho nhân dân vì các chiến sĩ do dân cử lên, chiến sĩ mà sút kém tức là hại cho nhân dân. Các chiến sĩ cần lấy huấn thị đó để kiểm điểm công tác mình để cố gắng hơn nữa, tiến bộ hơn nữa. Chúng ta kính mến Hồ Chủ Tịch, không gì bằng triệt để tuân theo lời huấn thị của Người.
Thưa các đại biểu,
Thưa các chiến sĩ,
Cuối bàn huấn thị về thi đua, Hồ Chủ Tịch đã kết luận: “Năm nay Chính phủ và đoàn thể đã đạt kế hoạch tăng gia sản xuất và tiết kiệm, về quân sự thì có kế hoạch chỉnh huấn và tác chiến.
Chính phủ, đoàn thể, toàn thể quân và dân ta, nhất là các chiến sĩ thi đua, phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để thực hiện cho bằng được kế hoạch ấy. Chúng ta phải cố gắng để trong Đại hội chiến sĩ thi đua năm sau, chúng ta sẽ có những thành tích to lớn và vẻ vang hơn nữa và nhiều anh hùng chiến đấu, nhiều anh hùng lao động hơn nữa”.
Chúng ta nhất định chấp hành được chỉ thị đó. Chúng ta ai cũng nhớ mỗi khi thi đua, lực lượng ta còn yếu, kinh nghiệm thi đua của ta còn thiếu. Nhưng nhờ dân ta yêu nước, nhờ kinh nghiệm các nước bạn, nhất là Trung Quốc, nhờ Hồ Chủ Tịch, Chính phủ, Đảng Lao động Việt Nam và Mặt trận luôn luôn chú ý nên ta đã có thắng lợi ngày nay. Ngày nay thi đua ái quốc của ta đã có nề nếp đã có một vốn quý báu do mấy năm nay thu thập được. Phong trào đã có một đà tiến mạnh mẽ. Những thắng lợi lớn về chính trị và quân sự trong nước cũng như ngoài nước càng thúc đẩy phong trào thi đua sôi nổi thêm: Hồ Chủ Tịch lại vạch hướng rõ ràng cho ta, đó là những điều rất thuận lợi cho thi đua tiến.
Chúng ta nhất định đẩy thi đua tiến mạnh, bộ đội sẽ giết nhiều giặc, lập nhiều công để nhân dân sản xuất nhiều. Các chiến sĩ công nông sẽ thi đua sản xuất nhiều để cải thiện dân sinh và đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến. Các ngành sẽ sửa đổi lối làm việc để phục vụ sản xuất lập công được nhiều kết quả.
Sau hội nghị thi đua, phong trào thi đua ta nhất định tiến bộ vượt bậc. Chúng ta sẽ có nhiều thành tích to lớn và vẻ vang hơn nữa, do đó chúng ta sẽ có rất nhiều anh hùng chiến đấu và anh hùng lao động hơn nữa.